Sáng mai, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón khách

Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Sáng 31/10, đại diện Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết, từ ngày mai (1/11), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí vé vào cửa tới hết tháng 12 năm nay.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam có địa chỉ mới tại Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trước đó, từ ngày 30/9, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tạm dừng đón, phục vụ khách tham quan tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng bên Đại lộ Thăng Long với thiết kế hiện đại gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm. Ảnh: VTC.

Bảo tàng được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới từ năm 2019, trên diện tích hơn 386.000m², với thiết kế hiện đại, nhiều công năng. Không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, nơi đây còn là một không gian để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng qua những hiện vật lịch sử.

Điểm nhấn trước khuôn viên bảo tàng là Tháp Chiến thắng với chiều cao 45m, tượng trưng cho năm 1945 đất nước giành độc lập. Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8m, gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày hơn 150.000 hiện vật. Trong đó có 4 bảo vật quốc gia gồm hai máy bay MiG-21 số hiệu 4324 và 5121, xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiếc tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 4324 được trưng bày bên trong bảo tàng, ngay sảnh trung tâm. Ảnh: VTC.

Các hiện vật máy bay, xe tăng và nhiều loại khí tài lớn thu được trong các cuộc kháng chiến, gắn bó với nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng sẽ được trưng bày ở hai khu vực bên cạnh quảng trường với diện tích hơn 20.000m².

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề, sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý. Các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện. Bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh và hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử, mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là công trình quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".