Sáng nay, xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan

Sáng ngày 4/11, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 1, cùng 47 bị cáo khác.

Phiên tòa do thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên làm chủ tọa. TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, xem xét kháng cáo đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo khác về các tội: "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; "tham ô tài sản"; "đưa hối lộ"; "nhận hối lộ"; "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".

Các bị cáo khác thuộc cấp lãnh đạo trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB bị tuyên án từ 2 đến 10 năm tù giam vì vai trò đồng phạm.

Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra từ ngày 4/11 đến ngày 25/11.

Xe chở bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm.

Tòa án đã xác định bà Lan là người cầm đầu trong vụ lừa đảo quy mô lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư và thị trường chứng khoán. Để thực hiện hành vi, bà Lan và các bị cáo đã rút tiền qua hệ thống ngân hàng, di chuyển lòng vòng giữa các tài khoản và chuyển về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bà Lan đã xin giảm nhẹ hình phạt, mong muốn giải tỏa tài sản kê biên để khắc phục hậu quả cho nhà đầu tư.

Đoàn xe chở bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đến Tòa vào lúc 6h36' ngày 4/11

Phiên tòa phúc thẩm được mở do 48 bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm trước đó. Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) kháng cáo toàn bộ bản án. Bị hại là Ngân hàng SCB cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Sơn Hoa, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty Âu Lạc Quảng Ninh cũng có kháng cáo.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại Tòa

Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 11.4, TAND TP.HCM tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ và 20 năm tù vì tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Trương Mỹ Lan là tử hình.

HĐXX nhận định, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không tỏ ra ăn năn hối lỗi, không thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố. Bị cáo phạm tội nhiều lần, đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước, Ngân hàng SCB, nhân dân… nên cần nghiêm trị với mức hình phạt nghiêm khắc. Từ đó, HĐXX tuyên áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc nhất đối với bị cáo Trương Mỹ Lan là tử hình.

Theo cáo trạng, bị cáo Trương Mỹ Lan sở hữu tới 91,5% cổ phần của SCB và là cổ đông có quyền lực, thao túng toàn bộ hoạt động của SCB phục vụ cho các mục đích của mình. Để lấy tiền từ SCB, bị cáo Lan và đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi: Tuyển chọn, bố trí nhân sự vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu; thành lập, sử dụng hàng ngàn “công ty ma”… Thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.

Từ năm 2012 đến 2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân, 1.470 khoản khách hàng tổ chức) với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng. Đến ngày 17/10/2022 (thời điểm khởi tố vụ án), còn 1.284 khoản vay (gồm 440 cá nhân vay 512 khoản, 435 tổ chức vay 772 khoản) với dư nợ hơn 677.000 tỉ đồng không có khả năng thu hồi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Tạ Hoàng Ngọc (sinh năm 1996) trú tại tỉnh Phú Thọ để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Trong thời gian gần đây, Công an TP. Hà Nội liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ sản xuất, buôn bán, tàng trữ trái phép hàng cấm là pháo nổ. Điều này cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về pháo vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là cận kề cuối năm.

Như Đài Hà Nội đã đưa tin, Phòng An ninh Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện Công ty Triệu nụ cười (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua bán đồng QFS (được gọi là tiền lượng tử) cho người dân.

Sáng 26/12, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 24 bị cáo, cùng nhiều bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, phiên tòa đã bất ngờ phải trì hoãn.

Tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 26/12, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa kê biên, thu giữ thêm nhiều tài sản liên quan đến đường dây lừa đảo trên không gian mạng của TikToker nổi tiếng Mr.Pips - Phó Đức Nam (sinh năm 1994, trú tại phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).