Sáng tạo từ văn hóa dân tộc
Triển lãm do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần tư vấn, dịch vụ và thương mại Khởi Minh tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), 20 năm khu Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống, do các tác giả, nghệ sĩ có tên tuổi sáng tạo; các tác phẩm tạo hình nghệ thuật, mỹ thuật độc đáo như: Bộ sưu tâp Linh vật, bộ sưu tập các tác phẩm Gốm men Lam, bộ sưu tập Kẹp sách họa tiết văn hóa Đông Sơn, Rồng thời Lý, các tác phẩm thêu tay, tranh lụa... do các nghệ nhân làng nghề truyền thống chế tác.
Nhà điêu khắc, hoạ sỹ Vũ Dũng cho biết: "Trong 12 con giáp, có thể nói con rắn là con khó khăn nhất về mặt tạo hình, vì ngoài cái đầu ấn tượng ra thì toàn thân con rắn là một ống tròn dài. Như vậy đối với tạo hình là hết sức khó khăn. Phải tạo ra một bức tượng hình linh vật rắn thì tôi mới đặt ra vấn đề là hãy để cho nó cuộn lại như để gợi sự tròn đầy và như có một sức mạnh ẩn chứa".
Quan niệm “Văn hoá là ở trong dân”, là quá trình sáng tạo liên tục từ quá khứ tới hiện tại đã được các nghệ sỹ cùng chia sẻ. Thế hệ nào cũng có thể gặp gỡ và trở thành một phần của văn hoá dân gian, góp phần vào hành trình tạo nên truyền thống. Hành trình ấy là bản đồng dao đan xen giữa "tôn cựu" - trân trọng, tôn vinh di sản, cùng "nghênh tân" - chào đón, thể hiện cái mới. Triển lãm là cầu nối giữa di sản văn hóa với thế hệ đương đại, giúp công chúng thêm hiểu biết, yêu thích và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
"Chúng tôi chỉ coi như đây là một cuộc hội ngộ của các anh chị em rất muốn tôn vinh văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian. Bởi vì những giá trị đó ý nghĩa", bà Vũ Minh Châu - Giám đốc sáng tạo Khởi Minh Gifts chia sẻ.
Ngoài ra, với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, trong khuôn khổ triển lãm còn có các buổi tọa đàm về dấu ấn di sản trong điêu khắc tạo hình đương đại; toạ đàm về nét đặc sắc của mỹ thuật truyền thống và ứng dụng, tái tạo các giá trị văn hóa trong kiến trúc đương đại. Bên cạnh đó, Triển lãm còn là dịp để gặp gỡ, giao lưu với các tác giả, nghệ nhân, nghệ sỹ và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn khách tham quan tìm hiểu về những kỹ thuật của các làng nghề truyền thống.
Triển lãm “Tôn cựu, nghênh tân” là cầu nối giữa di sản văn hóa với thế hệ đương đại, giúp công chúng thêm hiểu biết, yêu thích và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong hội nhập quốc tế.
Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.
Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) vừa ra thông cáo bác bỏ tin đồn "Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới".
Tại Di tích quốc gia đặc biệt dền - chùa - đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức cần được nhận diện, mà một trong các sai lầm là do xuất phát từ nhận thức lệch lạc, thiếu hiểu biết về khoa học bảo tồn.
Tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đã tổ chức lễ tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh "Việt Nam ngày nay" lần thứ 6.
Nhắc đến nghề dệt lụa, ở Hà Nội không chỉ có làng Vạn Phúc mà rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.
0