Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ: 10 ô tô, 2 xe máy rơi xuống sông, 13 người mất tích

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cây cầu Phong Châu, bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C đã bị sập, trôi toàn bộ hai nhịp thép.

Đây là cây cầu nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, khả năng cao có nhiều người và phương tiện gặp nạn.

Cầu Phong Châu đổ sập xuống khi các phương tiện đang lưu thông.

Xác định ban đầu có một xe ô tô chở khách, một số ô tô 4 chỗ cùng nhiều người dân đang tham gia lưu thông bằng xe máy trên cầu.

Phóng viên Đinh Quốc Dũng tại hiện trường.

Số lượng người, phương tiện cụ thể chưa thể thống kê được. Hiện các lực lượng đang khẩn trương tập trung tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, nguyên nhân ban đầu xác định do nước lên cao, chảy xiết gây sập cầu.

Cầu Phong Châu bị đứt.

Anh Triệu Ngọc Thư  người dân gần đó cho biết: "Khoảng 10h sáng nay, tôi có việc đi qua cầu Phong Châu. Lúc đến gần cầu, trước xe tôi có khoảng 3 ô tô nữa. Lúc này, cầu rung lắc và gãy đổ xuống sông. Sự việc diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 1 phút cầu đã sập xuống và nước sông cuốn trôi đi".

Quang cảnh sập cầu Phong Châu. 

Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã nắm được thông tin vụ việc, đã yêu cầu sở báo cáo gấp. Hiện các đơn vị chức năng đang xử lý khẩn cấp.

Một đoạn cầu Phong Châu bị sập.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Cầu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Công trình được khánh thành vào ngày 28/7/1995.

Vị trí cầu Phong Châu.

Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa. Đến tháng 9/2019, Phú Thọ đã ra lệnh cấm các phương tiện có trọng tải từ 18 tấn trở lên qua cầu này.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Cầu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Công trình được khánh thành tháng 7/1995.

Tháng 6 năm 2022, tại cuộc tiếp xúc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cử tri các huyện Tam Nông đã kiến nghị tu sửa, nâng cấp hoặc xây dựng hai cầu mới thay thế cầu Phong Châu cùng cầu Tứ Mỹ đã xuống cấp.

Trả lời kiến nghị này hai tháng sau đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết “sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực”.

“Trong điều kiện chưa thực hiện ngay việc đầu tư dự án, trước mắt Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, sửa chữa cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ từ nguồn bảo trì đường bộ để bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến”, Bộ Giao thông Vận tải trả lời kiến nghị của cử tri Phú Thọ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.