Sáp nhập Đài Hà Nội - Hà Tây: Sức mạnh nhân đôi

Năm 2008, khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với thành phố Hà Nội, Đài PT-TH Hà Nội và Đài PT-TH Hà Tây hợp nhất thành một. Nhà báo Lê Huy Hòa, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Đài Hà Nội nhận định: sáp nhập hai Đài, sức mạnh dường như được nhân đôi.

Lúc đầu anh em phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên Đài PT-TH Hà Tây rất băn khoăn, nhưng sau đó phấn khởi vì Thăng Long - Hà Nội là một mảnh đất văn hiến, giàu truyền thống lịch sử, lại có thêm mảnh đất xứ Đoài Hà Tây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, có thế mạnh về văn hóa. Hai nền văn hóa đó sáp nhập vào nhau là những thuận lợi rất lớn cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Cho nên những băn khoăn ban đầu không còn nữa và mọi người đã sớm bắt nhịp ngay với không khí làm việc của Đài Hà Nội.

Tập thể đội ngũ cán bộ, người lao động trong Đài rất đoàn kết và cùng chung trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị rất lớn lao mà Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội giao cho. Mọi người đều động viên nhau sớm khắc phục khó khăn trước mắt để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhà báo Lê Huy Hòa - nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Đài Hà Nội.

Có một thực tế là Hà Tây với diện tích hơn 2.000 km² và Hà Nội là hơn 1.000 km², khi sáp nhập vào diện tích biến thành hơn 3.000 km², với một địa thế rất rộng lớn cùng nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Đây là mảnh đất tốt để anh em phóng viên có thể tác nghiệp.

Trước đây, Đài Hà Tây cố gắng sáng tạo những chương trình mới mang đặc điểm của vùng đất quê lụa Hà Đông và cả vùng đất xứ Đoài mây trắng. Lượng khán giả cũ của Đài Hà Tây  tương đối đông. Khi sáp nhập hai Đài vào thì sức mạnh dường như được nhân đôi.

Sau khi sáp nhập, tin, bài, phóng sự truyền hình và phát thanh đều đa dạng hơn và khán giả rất phấn khởi vì được xem những chương trình phong phú, hấp dẫn, với nội dung không chỉ ở trung tâm Thủ đô Hà Nội mà đến cả vùng núi Ba Vì – vùng núi Tản, sông Đà. Hình ảnh lao động, sản xuất của những làng nghề truyền thống của các vùng đồng bằng như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín cũng xuất hiện nhiều trên truyền hình Hà Nội.

Từ khi sáp nhập 2008 đến nay cũng là 16 năm rồi. Là một người đã từng làm tại Đài, tôi thấy chương trình của Đài Hà Nội hiện đang ngày càng phong phú và thu hút lượng khán giả ngày càng đông.

Nhà báo Lê Huy Hòa

Nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Đài Hà Nội

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp. Và nhà văn Hoàng Quốc Hải chính là một trong những người con đã dành trọn cả cuộc đời mình để ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất này.

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một sự kiện lịch sử quan trọng, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Gần một tuần trước ngày giải phóng, gần 400 thanh niên đã vào Thủ đô để thực hiện nhiệm vụ tiền trạm nhằm tuyên truyền và vận động, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hà Nội là "Thủ đô ta"- trái tim của cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, cũng là nơi mọi miền Tổ quốc hướng về. Khi tiếng nói từ Đài Hà Nội cất lên, cũng là lúc niềm tự hào của Thủ đô, của người Việt được lan toả khắp năm châu.

Ngày 16/9/2024, tập đầu tiên của của bộ phim "Mật lệnh hoa sữa" do Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Hà Nội sản xuất đã lên sóng, đánh dấu sự trở lại trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình của Đài Hà Nội.

Đài Hà Nội vốn là nơi có khá nhiều người được đào tạo bài bản, có thế mạnh làm phim tài liệu. Các phim tài liệu của Đài không chỉ được phát sóng truyền hình mà từng tham gia và giành giải cao tại các kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc, hoặc các giải báo chí khác.

Với HanoiOn, người dùng không chỉ là khán giả mà còn có thể là người tham gia sáng tạo nội dung, là một phần trong hệ sinh thái.