Sáp nhập tỉnh không ảnh hưởng điểm ưu tiên tuyển sinh

Các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh vẫn sẽ được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025, trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành.

Khi sáp nhập các tỉnh, thành, phân chia lại địa giới hành chính, nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm đến cách tính chính sách ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học.

Thông tin về vấn đề này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, đây là vấn đề đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra. Đến thời điểm này, đối với tuyển sinh đại học, toàn bộ các điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và các phương án ưu tiên vẫn đang áp dụng theo quy chế của những năm trước.

Ảnh minh hoạ. Ảnh: TTXVN.

Việc xét tuyển sinh đại học được bắt đầu vào tháng 7 hàng năm. Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng xử lý có độ trễ trong áp dụng chính sách, với trường hợp việc sáp nhập của các địa phương diễn ra trước thời điểm các trường xét tuyển. Theo đó, các chế độ chính sách, phương án ưu tiên sẽ vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào trung tuần tháng 4/2025.

Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.

Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố Hà Nội có kết quả thi thử thấp báo động, cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp THPT của nhiều em học sinh.