Sau nắng nóng, Hà Nội sẽ mưa rất to | Hà Nội tin mỗi chiều

Kết thúc đợt nắng nóng, Hà Nội mưa rất to kèm nhiều loại hình thời tiết nguy hiểm; Hà Nội đề xuất chi hơn 26.000 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kết thúc đợt nắng nóng, Hà Nội mưa rất to kèm nhiều loại hình thời tiết nguy hiểm

Từ đêm nay (23/6), thành phố Hà Nội bắt đầu bước vào đợt mưa dông kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây đầy dần lên, kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ chiều tối nay (23/6), thành phố Hà Nội mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to.

Nhờ mưa dông, thành phố Hà Nội dịu mát từ ngày 24 đến 27/6 với mức nhiệt cao nhất 30 - 32 độ C. Tuy nhiên, mưa dông sau những ngày nắng nóng thường kèm theo các loại hình thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh tạo nguy cơ gãy đổ cây xanh, úng ngập đô thị.

Theo các chuyên gia, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, xu thế diễn biến thiên tai sẽ ngày càng khốc liệt hơn, cực đoan hơn.

Từ chiều tối mai (23/6), thành phố Hà Nội bắt đầu bước vào đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to có thể gây úng ngập đô thị. Ảnh Bảo Châu/ Hanoimoi.

TS. Vũ Văn Thăng - Giám đốc Trung tâm Khí tượng Khí hậu – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, do hoạt động của con người trên toàn cầu đã gây gia tăng phát thải các khí nhà kính trong khí quyển, làm mất cân bằng bức xạ của hệ khí quyển – Trái đất, trong khi các nỗ lực gần đây để giảm mức phát thải chưa đạt được nhiều kết quả. Từ đó, sinh ra những hiện tượng thời tiết khó lường như nắng nóng kỷ lục, bão, lũ lụt, thời tiết dị thường, gây trượt lở đất ở miền núi, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình 5 tháng đầu năm 2024 tại các khu vực cả nước đều cao hơn từ 0,5 - 1,5 độ C. Những tháng đầu năm 2024, đã xuất hiện rất nhiều mưa giông kèm mưa đá. Tính đến ngày 7/5 trên cả nước đã xuất hiện 72 trận mưa đá. Tỉnh Nghệ An có số lần xảy ra mưa đá nhiều nhất trên cả nước với 11 trận mưa đá. Mưa đá, lốc sét và gió giật mạnh đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, người dân nên thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo khí tượng thủy văn thông qua các kênh phát thanh, truyền hình, báo chí, cổng thông tin cảnh báo trực tuyến của cơ quan khí tượng thủy văn để chủ động phòng tránh.

Đề phòng thiệt hại về người và tài sản, người dân lưu ý cắt tỉa cành cây xanh có nguy cơ gãy đổ; gia cố tấm lợp mái nhà, chuồng trại chăn nuôi, biển hiệu quảng cáo; thu dọn các vật cản trên miệng cống tiêu thoát nước trong khu dân cư. Khi xảy ra mưa dông, người dân không để ô tô, mô tô dưới tán cây xanh đề phòng cây gãy đổ đè trúng; không trú tránh gần hàng rào kim loại, cột ăng ten, trạm biến áp hoặc gieo cấy lúa mùa ngoài đồng ruộng đề phòng sét đánh.

Hà Nội đề xuất chi hơn 26.000 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy

Để đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn, đồng thời khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực phòng tránh cháy nổ, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ chi hơn 26 nghìn tỷ đồng để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của thành phố tồn tại một số hạn chế như vẫn còn những vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người xảy ra tại nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh và một số loại hình cơ sở khác trong khu dân cư. Trong khi đó, tiến độ xử lý đối với các công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy còn chậm do gặp nhiều bất cập, vướng mắc. Ngoài ra, quy hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chưa phù hợp với mô hình, quy định mới.

Hà Nội, TP. HCM là hai địa phương đứng đầu cả nước về số vụ cháy nổ. Đặc biệt, với sự hiện diện của hàng loạt các chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, các thành phố lớn luôn được đặt trong tình trạng cảnh báo cao về nguy cơ cháy nổ cũng như tính chất nghiêm trọng của sự việc.

Hà Nội đề xuất chi hơn 26.000 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy. Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ.

Thống kê trong 10 năm (2014 - 2023), Hà Nội xảy ra trên 4.400 vụ cháy, 18 vụ nổ; ngoài ra có khoảng trên 8.000 vụ sự cố nhỏ khác (cháy rác, phế liệu; chập dây dẫn điện trên cột; chập điện, sơ xuất trong đun nấu trong nhà dân).

Hàng loạt vụ cháy nổ xảy ra trong thời gian qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản. Một phần nguyên nhân đến từ việc các vụ cháy nổ không được ứng phó kịp thời; lực lượng phòng cháy, chữa cháy còn thiếu và yếu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện và hạ tầng bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn nhiều bất cập.

Có thể nói, khi sự cố hỏa hoạn xảy ra, ngoài những nguyên nhân bất khả kháng thì khá nhiều vụ việc có thể nhìn thấy rõ nguy cơ hỏa hoạn từ trước bởi những bất cập, lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng, phòng cháy chữa cháy. Đó là công trình, cơ sở kinh doanh được xây dựng không giấy phép, sai giấy phép, sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng; không đảm bảo an toàn về công tác phòng cháy chữa cháy. Đáng tiếc, những lỗi này không được phát hiện kịp thời hoặc không được xử lý nghiêm, dứt điểm ngay từ đầu. Để rồi, khi hỏa hoạn, thương vong xảy ra, các cơ quan chức năng mới tiến hành rà soát, kiểm tra, xử lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước; Bộ Xây dựng kỳ vọng dẹp "loạn" số nhà với đề xuất mới ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kết thúc đợt nắng nóng, Hà Nội mưa rất to kèm nhiều loại hình thời tiết nguy hiểm; Hà Nội đề xuất chi hơn 26.000 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội đánh thức tiềm năng du lịch sông Hồng; Từ 1/7, lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng, tăng cao nhất từ trước đến nay... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội muốn “xanh hóa” 100% xe buýt; Cụ bà bị đối tượng giả danh công an lừa 500 triệu đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Nâng cấp giao thông Hà Nội xứng tầm Thủ đô; Bộ Công an đề xuất quy định nhà ở bắt buộc có lối thoát nạn... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội phấn đấu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số; Giả danh công an lừa người dân bán vàng để chuyển tiền... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.