Sau triển khai Luật Bảo vệ môi trường: Rác vẫn ngổn ngang
Từ tháng 7/2024, Quận Hoàn Kiếm là địa bàn đầu tiên tổ chức thí điểm phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, đến nay vẫn có thể thấy rác thải vẫn ngổn ngang, bừa bãi tại nhiều nơi trên địa bàn.
Tại phường Cầu Diễn, nơi được quận Nam Từ Liêm chọn là một trong hai phường thí điểm phân loại rác tại nguồn. Giờ đổ rác hằng ngày được quy định rõ ràng, các loại rác cũng được phân loại riêng. Công ty môi trường thu gom rác và để vào hai ngăn riêng biệt, rác tái chế và rác không tái chế. Nhưng trên thực tế, kết quả lại đi ngược với những gì họ được hướng dẫn, tuyên truyền.
Sau một tuần thực hiện Luật bảo vệ môi trường, quy định “chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình và cá nhân phải được phân loại tại nguồn, thành ba nhóm chính”, nhưng ở nhiều tuyến phố của Hà Nội vẫn tập kết nhiều rác và phế thải. Ở một số nơi, nhiều người còn nói rằng, họ chưa biết về quy định phân loại rác tại nguồn. Điển hình như ở khu vực giáp ranh giữa 2 phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm và phường Xuân La, Quận Tây Hồ.
Hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác thải sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là quy định tại Nghị định 45/2022 của Chính phủ. Chế tài đã có, chính quyền cơ sở cần vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bởi nếu chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động thì sẽ dẫn đến tình trạng nhờn luật. Rác thải vẫn bị vứt bừa bãi, không đúng giờ, đúng nơi quy định ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường đô thị của Thủ đô.
Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn qua địa bàn phường Định Công, quận Hoàng Mai đã bị chậm tiến độ 10 năm. Thi công dang dở, đoạn đường này đang trở thành nơi đổ rác, khiến người dân nơi đây phải chịu cảnh mưa lầy, nắng bụi.
Một số tuyến phố trung tâm đã được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu dành riêng cho người đi bộ, góp phần làm cho môi trường giao thông Thủ đô thêm an toàn và văn minh, nhất là tại những khu vực thu hút đông du khách.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nam).
Theo đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2045 xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km.
Năm 2024, Sở Công Thương Hà Nội đã thúc đẩy sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế thành phố.
Chiều 9/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Sở Tài chính thành phố.
0