Sau Trung thu, trong cơn lũ
Khăn tang nhiều hơn đèn lồng, nước mưa nhiều hơn ly trà tháng Tám. Những sự chia xa vội vã chẳng kịp cho một lời trăng trối. Sự mất mát người thân dịp đáng lẽ đoàn viên của đồng bào, khiến tim cô hẫng đi vài nhịp. Cái thấu cảm ấy như vẫn còn hằn trong ký ức. Bởi sau Trung thu chỉ có bốn hôm, ba cô cũng mất giữa cơn bão biển dữ dội.
Cháu tôi đã chẳng còn nhớ nổi ông ngoại - người vẫn hay chở nó ra chùa mỗi đợt Rằm tháng Tám. Nó quá nhỏ để hiểu sự mất mát. Nhưng trong những cuộc trò chuyện, nó vẫn thường hỏi tôi về ông và những mùa Trung thu đã xa. Tôi trầm ngâm nhìn khói nghi ngút trên ban thờ, chậm rãi nhắc vài ký ức.
Trung thu với tôi cũng hệt như Tết, vui nhất không phải đúng ngày, mà là những hôm trước đấy khi tất bật chuẩn bị. Ba thường bỏ một buổi chiều để làm đèn lồng, lúc thì hình ông sao từ cây tre tự vót, khi thì lon bia cà nhẵn bỏ nến vào trong. Ngày mà tình thương được tự tay tạo ra chẳng mang theo gánh nặng vật chất, chợt thấy Trung thu sao mà lung linh đến kỳ lạ.
Nhớ có năm bão lũ, nhà chẳng đủ tiền đóng quỹ thiếu nhi, tới lượt tôi thì không được nhận bánh ngoài nhà trưởng thôn. Đứa nhỏ chưa sõi tiếng hãy còn ngây thơ với giá trị đồng tiền, chỉ biết ấm ức khóc. Ánh mắt ba lúc đó trở thành sự khó hiểu trong cái đầu non nớt của tôi, giờ ngẫm lại, có lẽ là vừa xót xa, vừa tự trách.
Thời gian trôi dù chẳng phải ai cũng trông đợi. Tôi lớn dần trong sự già đi nhanh tới ngỡ ngàng của ba mẹ. Chớp mắt mà cô bé ngày trước đã chẳng còn quá mặn mà với múa lân hay cái bánh nướng ngày rằm. Guồng quay cơm áo chốn thị thành cướp mất tiếng cười trẻ thơ, cũng cướp đi thời gian để kịp nghĩ phải trở về đoàn tụ bên mâm cơm cùng ba mẹ. Dưới ánh trăng vằng vặc, mái tóc muối tiêu của ba mẹ hình như lại pha thêm nhiều sợi bạc mới. Ba mẹ già rồi, mà tôi thì nào có kịp nhận ra để kề cận nhuộm tươi lại những nỗi chờ mong con cái. Tôi cứ để ba mẹ đợi mãi suốt mấy mùa trăng tan.
Cuộc đời thường tạo nên những nỗi đau để mình khắc ghi vài bài học nào đấy, dù là nghiệt ngã. Vào lúc tôi mới đặt một chân ở ngưỡng cửa vào đời thì ba qua miền cò trắng. Ba mất vào đợt sau Trung thu, khi hộp bánh tôi gửi về, ba mới ăn được mỗi một cái thập cẩm hai trứng. Chiếc bánh ăn vội cùng lời hẹn ít hôm sẽ về của ba mãi là cái dằm trong tim tôi.
Sau Trung thu ba về thật, chỉ là bằng cách thức chẳng ai mong đợi nhất. Cơn bão biển đưa ba đi trong một đêm tối mịt và lạnh giá.
Những cái bánh còn ngổn ngang trong hộp không ai ngó ngàng. Ra sân, nhìn trăng rằm qua màn nước mắt mờ căm, tôi chợt ước đây chỉ là một cơn ác mộng. Nhưng cổ tích có lẽ không tồn tại trong thế giới người lớn, nên bao nhiêu ước mong như vậy chưa lúc nào thành sự thật. Ba vẫn nằm lạnh lẽo ở đó, còn chiếc bánh Trung thu thì ngay ngắn đặt trước tấm ảnh thờ nghi ngút khói nhang.
Nhiều khi tự an ủi, chắc bởi lòng ba tròn đầy nhân hậu quá, nên ông trăng chỉ mượn ba chốc lát, để soi sáng nụ cười bọn trẻ, để làm chúng vui vẻ, dạy chúng trưởng thành. Ba chỉ đang làm sứ mệnh lớn lao và rất đỗi tự hào của một người vận chuyển ánh sáng. Nếu ở trên cao kia có gặp được những đứa trẻ đã hóa thành ánh sao giữa núi rừng phía Bắc, mong ba hãy giúp con làm chiếc đèn lồng như ngày nhỏ, rọi sáng Trung thu cho bọn trẻ đáng yêu ấy nhé ba.
Sau Trung thu, trong cơn lũ, miền Trung cũng đang đón bão. Những đợt mưa to dai dẳng khiến mẹ ho khan cả ngày. Ngồi chuẩn bị mâm cúng cho ba mà lòng tôi cứ nặng trĩu trịt. Chỉ biết nguyện cầu cho mau qua cơn biển động. Cho những đứa trẻ miền Bắc được tới trường, đứa trẻ miền Trung được an vui, đứa trẻ miền Nam, miền Tây được vui vẻ dắt tay ba mẹ. Và đặc biệt là mộ của ba tại quê nhà được khô ráo, mâm cúng ba được tinh tươm, chứ chẳng phải chạy mưa trốn lũ trong những hôm bão gió oằn mình rượt đuổi.
Trong bài viết, "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, nguy hiểm, xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và làm công tác dân vận đã tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc".
Hà Nội bắt đầu những ngày mùa đông. Hà Nội bước vào những ngày lãng đãng sương mù. Nhiều người sẽ nói rằng đây đúng “chất” Hà Nội rồi đây.
Đông trùng hạ thảo Kovi đã trải qua nhiều năm nghiên cứu để chọn ra những cá thể tốt nhất rồi nhân giống cây trồng thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất công nghiệp. Đông trùng hạ thảo Kovi đã thành công nuôi cấy và sản xuất đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo, góp phần làm nên thành công trong công cuộc nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo có chất lượng như ngoài tự nhiên. Và mục tiêu là đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng, với giá cả hợp lý có thể dễ dàng mua và sử dụng.
Chân trần nhưng chí thép; Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu; Thủ tướng dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ; Hungary đề xuất giải pháp trung chuyển khí đốt qua Ukraine;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.
Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng có một truyền thống văn hóa, lịch sử rất đáng tự hào, kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của bao thế hệ tiền nhân. Và đó là những bài học lịch sử sinh động được nhiều nhà trường “truyền lửa” tới các em học sinh, thông qua nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa.
Nhiệt độ Hà Nội đang lên mức cao nhất trong ngày khoảng 22-23 độ. Độ ẩm giảm thấp dưới 40%.
0