Scarlett Johansson vướng 'Vụ bê bối ánh trăng' với Channing Tatum
Trong Fly Me To The Moon, Scarlett Johansson và Channing Tatum hóa thân thành cặp tình nhân phải đối mặt với nhiều tình huống trớ trêu trong công việc, khi cùng bắt tay trong một dự án của NASA. Thời điểm tác phẩm ra mắt cũng chính là dịp kỷ niệm 55 năm chiến dịch Apollo 11 mang tính cách mạng.
Fly Me To The Moon lấy bối cảnh những năm cuối thập niên 1960, thời điểm NASA tập trung cho cuộc đổ bộ lịch sử lên mặt trăng. Dẫu vậy, chiến dịch này ngày càng mất điểm trong mắt công chúng. Để cứu vãn tình hình, NASA quyết định thuê bậc thầy marketing Kelly Jones (do Scarlett Johansson thủ vai). Nhiệm vụ của cô là tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của người dân với dự án đang vướng trục trặc.
Kelly được chỉ đạo làm giả một đoạn video tên lửa đã thành công phóng lên mặt trăng, phòng trường hợp Apollo 11 thất bại. Cô nàng phải phối hợp nhiệm vụ với giám đốc điều hành Cole Davis (do Channing Tatum thủ vai). Điều này gây ra không ít rắc rối, đẩy cả hai vào những tình huống oái oăm, dở khóc dở cười.
Fly Me To The Moon do Greg Berlanti đạo diễn, dựa trên kịch bản được thai nghén bởi Rose Gilroy. Chuyện phim lấy bối cảnh cuộc chạy đua lên vũ trụ có thật trong lịch sử, song cũng có không ít tình tiết được “nêm nếm”, sáng tạo.
Thời điểm chiến dịch diễn ra thành công, từng có không ít thuyết âm mưu cho rằng NASA đã làm giả cuộc hạ cánh của tàu Apollo 11, và rằng các phi hành gia chưa từng thực sự đi bộ trên bề mặt của Mặt Trăng. Tất cả chỉ là “trò bịp” do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ dàn dựng, nhằm mục đích đánh bại Liên Xô trong cuộc đua đổ bộ lên vũ trụ.
Bất chấp việc không có bằng chứng và bị các quan chức NASA, nhà khoa học, nhà vật lý thiên văn bác bỏ nhiều lần, thuyết âm mưu này vẫn tồn tại suốt nhiều thập kỷ, kéo dài cho tới tận ngày nay.
Theo Statistica, vẫn có khoảng 5-11% người Mỹ tin rằng cuộc đổ bộ lên Mặt trăng thực sự chưa từng diễn ra. Thậm chí, một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga năm 2020 còn cho thấy khoảng một nửa người Nga tin rằng cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969 không thực sự diễn ra.
Bill Barry, nhà sử gia trưởng của NASA giai đoạn 2010-2020, cũng là người đã tư vấn cho kịch bản Fly Me To The Moon. Chia sẻ với tạp chí Time, ông khẳng định không hề có bất kỳ thương vụ nào xoay quanh chiến dịch Apollo, hay kể cả việc gây quỹ cho cơ quan này dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Nói cách khác, chính phủ Hoa Kỳ không thuê chuyên gia quan hệ công chúng để thực hiện cảnh quay đổ bộ lên Mặt Trăng giả. Vậy nên, tình tiết này trong Fly Me To The Moon thực chất là một màn “cà khịa” những người tin tưởng vào thuyết âm mưu.
Fly Me To The Moon quy tụ dàn sao đầy thực lực tại Hollywood, nổi bật là Scarlett Johansson và Channing Tatum. Cả hai đều không xa lạ với khán giả thế giới khi từng góp mặt trong nhiều bom tấn tên tuổi, với lối diễn duyên dáng, tự nhiên được đánh giá cao. Sự kết hợp của hai ngôi sao hàng đầu kinh đô điện ảnh rất được mong chờ, hứa hẹn tạo nên những màn “bùng nổ chemistry”.
Ngoài ra, Fly Me To The Moon còn là một dự án được đầu tư kỹ lưỡng với nguồn ngân sách lên đến 100 triệu USD, mang đến những hình ảnh, thước phim nịnh mắt và ấn tượng.
Bên cạnh dàn cast chất lượng, ê-kíp sản xuất Fly Me To The Moon cũng “không phải dạng thường”. Trong đó, đạo diễn Greg Berlanti là gương mặt đứng sau thành công của những tác phẩm nổi tiếng như Love, Simon hay vũ trụ siêu anh hùng Arrowverse... Năm 2020, ông từng được tạp chí Time xướng tên trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Fly Me To The Moon do Apple đồng sản xuất, bên cạnh các bộ phim về lịch sử từng gây tiếng vang trước đó như Napoleon, Killers of the Flower Moon hay Teris…
Phim đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Cứ mỗi dịp năm mới, thị trường điện ảnh sẽ nhộn nhịp với rất nhiều bộ phim, từ điện ảnh, truyền hình đến web drama để khán giả thỏa sức lựa chọn. Bên cạnh các bộ phim hot nhất hiện nay, những tác phẩm kinh điển vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng khán giả. Từ những câu chuyện tình yêu lãng mạn, hài hước, cho đến những bộ phim hành động kịch tính, hay những thước phim hoạt hình đầy màu sắc, mỗi bộ phim đều mang đến những thông điệp ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc. Hãy cùng Đài Hà Nội điểm lại những bộ phim kinh điển đã trở thành "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong đêm giao thừa và dịp đầu năm mới.
Năm 2024, đầu tiên trong lịch sử điện ảnh thế giới, 9/10 phim doanh thu cao nhất toàn cầu đều là các phần phim hậu truyện (sequel). Điều này có thể làm thay đổi xu hướng phát hành trong những năm tới.
Một bộ phim của Thái Lan đang gây nhiều chú ý tới khán giả bởi cái tên “độc lạ” - “Trẻ trâu không đùa được đâu”, cùng sự góp giọng lồng tiếng của nghệ sĩ Khánh Ái, diễn viên Lê Lộc, diễn viên Tuấn Dũng… Với cốt truyện hài hước xoay quanh một ban nhạc trẻ đầy nhiệt huyết, bộ phim sẽ mang đến những tiếng cười sảng khoái cho khán giả mọi lứa tuổi. Đây cũng là dự án điện ảnh “xông đất” rạp Việt vào đầu năm 2025.
Dù mới ra rạp, nhưng “404 Chạy ngay đi” - bộ phim hài - kinh dị của điện ảnh Thái Lan đang thu hút khán giả nhờ phần lồng tiếng hài hước của Lê Dương Bảo Lâm, La Thành và Diệp Bảo Ngọc.
Phim điện ảnh "Cám" sẽ góp mặt trong Liên hoan phim quốc tế Rotterdam lần thứ 54 tại Hà Lan. "Cám" lọt hạng mục Limelight dành cho các tác phẩm tuyển chọn có kịch bản gốc độc đáo, đậm văn hoá.
Tháng 12 này, "Kính vạn hoa" là một trong những bộ phim điện ảnh Việt đang nhận nhiều sự quan tâm từ khán giả. Chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và những tập phim tuyền hình ăn khách từ năm 2004, đây là bộ phim Việt hiếm hoi hướng đến khán giả thiếu nhi và thanh thiếu niên.
0