Sẽ có nghị quyết thu hút nhân tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc | Hà Nội tin mỗi chiều

Là khu công nghệ cao, nơi đang có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 115 nghìn tỷ đồng nhưng cho đến lúc này, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và nghiên cứu tại đây Hà Nội sẽ có nghị quyết riêng nhằm thu hút và sử dụng người tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng với mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nơi đây sẽ bao gồm một chuỗi các hoạt động, từ đào tạo, ươm tạo đến nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và cuối cùng là sản xuất, cùng các dịch vụ hỗ trợ.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Báo Chính phủ.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và nghiên cứu tại đây không phải là vấn đề đơn giản. Theo ông Lê Thanh Sơn, Phó Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, khó khăn khi chưa có các quy định cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ để thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao.

Thực tế, từ năm 2016, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các chuyên gia đã lập quy hoạch, chiến lược đầu tư để xây dựng Làng tri thức với các khu nhà ở tiện nghi, các cơ sở dịch vụ tiện ích với tổng diện tích lên tới 75,5 ha - một trong những yếu tố để thu hút nhân tài đến làm việc. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc từ khâu giải phóng mặt bằng, chính sách đầu tư, thời gian qua, Làng tri thức vẫn chưa được hình thành tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Là khu công nghệ cao, nơi đang có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 115 nghìn tỷ đồng nhưng cho đến lúc này, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện.

Mô hình quy hoạch khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: VnExpress.

Với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, đây là thách thức lớn. Một rào cản khác nữa từ hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Thiếu sự kết nối giữa trung tâm thành phố với khu công nghệ cao cũng như nhà ở cho chuyên gia, người lao động khiến cho việc đưa nhân lực lên đây làm việc hàng ngày trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Thuý, Đại học Luật Hà Nội, Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt ra mục tiêu đến 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho Thủ đô, đặc biệt là đảm bảo bộ máy chính quyền tinh gọn, phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền Thủ đô thì phát triển, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài là việc làm cần thiết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc thu hút được các tài năng làm việc trong khu vực công chỉ là điều kiện cần nhưng để giữ chân người tài thì cần phải có môi trường làm việc phù hợp với năng lực của họ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt ký kết bàn giao khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Viết Thành/ Báo Lao động.

Nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý, từ tháng 11/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển giao khu công nghệ cao Hòa Lạc về UBND thành phố Hà Nội quản lý.

Theo ông Trương Xuân Cừ, nếu trước kia, khu công nghệ cao Hòa Lạc do Bộ quản lý thì phần đất vẫn thuộc Hà Nội quản lý nên khi giao về Hà Nội là hết sức thuận lợi, sẽ thu hút nguồn lực đầu tư lớn và gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư.

Với quyết tâm của cấp ủy chính quyền thành phố Hà Nội và với Luật Thủ đô 2024 sẽ nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ sở kỹ thuật, một số đất còn đang giải tỏa và đưa khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển tích cực, hiệu quả.

Một góc khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: VnEconomy.

Luật Thủ đô 2024 đã quy định rõ các cơ chế chính sách phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc với mục tiêu đưa Hà Nội trở thành trung tâm phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tiến sĩ Trần Thị Quyên, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, hiện nay, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chưa quy định rõ nội dung về chế độ, chính sách riêng cho nhân lực chất lượng cao, mới chỉ có chế độ tiền lương thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô nói chung. Cần phải có các chế độ, chính sách đặc thù theo hướng thu nhập cao hơn so với mặt bằng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương khác mới có thể giữ nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài tại Thủ đô.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn. Ảnh: Kinh tế & Đô thị.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn, để khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển xứng là hạt nhân trung tâm đổi mới sáng tạo của đất nước thì phải có cơ chế đặc thù riêng mới có thể thực hiện được. Để thu hút người tài về lĩnh vực khoa học và công nghệ, căn cứ thực tiễn của thành phố, sẽ có nghị quyết về thu hút, sử dụng người tài.

Trước mắt, để tạo tiền đề cơ bản về điều kiện cơ sở vật chất, Hà Nội sẽ mở những tuyến xe buýt cỡ lớn kết nối đến khu công nghệ cao Hòa Lạc. Xa hơn nữa, đến hết năm sau sẽ hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại, là hạt nhân để phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Hà Nội cũng đề nghị các Sở, ngành coi khu công nghệ cao Hòa Lạc như một đơn vị hành chính thứ 31 của thành phố để nhanh chóng xử lý, giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Một thành phố học tập toàn cầu sẽ trông như thế nào? Có thể, đó là nơi mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi, đều có cơ hội tiếp cận tri thức; là nơi ngoại ngữ trở thành cây cầu kết nối chúng ta với thế giới.

Gần đây, quyết định dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp đã thu hút sự chú ý của dư luận. Chính sách này không chỉ nhằm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước mà còn hướng tới điều tiết hành vi tiêu dùng, thúc đẩy sử dụng hàng nội địa.

Dư luận đang không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ trước vụ việc cô gái 17 tuổi bị đánh hội đồng dã man tại hồ điều hòa phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nhìn lại vụ việc, có lẽ ai trong chúng ta cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao bạo lực lại xảy ra một cách dễ dàng đến vậy? Và làm thế nào để ngăn chặn những hành vi liều lĩnh, manh động trong đời sống?

Sông Hồng vừa được lựa chọn làm biểu tượng phát triển của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2045, tầm nhìn 2065. Con sông Mẹ cũng sẽ trở thành trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô, trục kinh tế thương mại, du lịch văn hóa; trục trung tâm nằm giữa đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần nhanh chóng triển khai định danh người bán để quản lý tốt hoạt động mua bán online đang phát triển rất nhanh, nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Một ngân hàng vừa ra mắt gói vay "Ngôi nhà đầu tiên" dành cho người dưới 35 tuổi, lãi suất từ 5,5% được cố định trong 5 năm, thời gian vay lên đến 30 năm. Người vay có thể linh hoạt trả nợ với số tiền nhỏ trong những năm đầu và tăng dần theo thu nhập trong tương lai.