Sẽ 'xóa sổ' gần 40 trường cao đẳng sư phạm
Việt Nam có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó có 15 trường đại học sư phạm. Các trường bao gồm 6 trường đại học sư phạm, 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật; 02 trường đại học sư phạm Thể dục thể thao và Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; 50 trường đại học đa ngành và trường đại học đặc thù (ngoại ngữ, nghệ thuật, thể thao) có đào tạo giáo viên; 20 trường cao đẳng sư phạm và 18 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên.
Bộ GD&ĐT cho rằng, một số trường đại học sư phạm lớn tập trung tại các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, có sự phân bổ chưa đồng đều. Bên cạnh đó vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt.
Sẽ sáp nhập 38 trường cao đẳng sư phạm và cao đẳng đa ngành đào tạo, theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GD-ĐT, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên sẽ được sắp xếp theo hướng tinh gọn, phân định vai trò, sứ mạng, căn cứ năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên.
Khoảng 22 trường đại học (hầu hết trực thuộc UBND cấp tỉnh) đào tạo đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên các cấp học của địa phương và các tỉnh lân cận với khoảng 44% quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc. Khoảng 17 cơ sở giáo dục đại học khác tham gia đào tạo một số ngành đào tạo giáo viên đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô đào tạo.
Tới năm 2030, toàn quốc có khoảng 50 cơ sở giáo dục đại học tham gia đào tạo giáo viên các trình độ. Cụ thể 11 cơ sở giáo dục đại học (gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tây Nguyên, Trường ĐH Cần Thơ) giữ vai trò hạt nhân và nòng cốt của mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên trong từng vùng và khu vực; tập trung nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo giáo viên toàn quốc.
Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội vừa tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp lần thứ II", năm 2024. Cuộc thi quy tụ gần 50 dự án xuất sắc, đoạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp, từ 17 trường đại học, cao đẳng tại thành phố.
Thông tư 23 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có điều chỉnh về quy mô các nhóm lớp với cấp học mầm non.
Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đào tạo nhân tài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trường Công nghệ - Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp - sinh viên trường Công nghệ 2024, tạo cơ hội cho sinh viên vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.
Thông tin về Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.
Sáng 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
0