Siết chặt quản lý chung cư mini

Thời gian qua, loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân hay còn gọi là chung cư mini đã nở rộ ở các đô thị lớn bởi giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số người dân. Tuy nhiên, do chưa được quản lý đúng cách, mô hình này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng chống cháy nổ, mà còn phát sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự và chất lượng cuộc sống.

Nhiều ý kiến cho rằng cần có hành lang pháp lý rõ ràng, đẩy đủ trong việc quản lý loại hình nhà ở này. Đây cũng là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này.

Sử dụng phương tiện chính là xe điện, mấy ngày nay em Phạm Quang Hà ở quận Hà Đông rơi vào tình cảnh khó xử vì chủ khu căn hộ đang thuê vừa thông báo không cho sạc xe điện qua đêm tại tầng một, và yêu cầu những cá nhân sử dụng xe điện phải nhanh chóng tìm phương án di chuyển xe vì lo ngại sự cố cháy nổ.

Dù căn phòng chỉ rộng hơn 20 m2 và không có cửa thoát hiểm, nhưng với giá 2,7 triệu đồng/tháng cho 2 người ở,  em Phạm Quang Hà cho rằng chung cư mini là lựa chọn tối ưu.

Em Phạm Quang Hà -  quận Hà Đông cho biết: “Việc di chuyển xe đến nơi khác khiến mình gặp nhiều khó khăn, vì việc lấy xe khá tốn thời gian và để có chỗ gửi xe phải đi khoảng hơn một cây. Bây giờ muốn chuyển đi thì khó, vì kinh tế không cho phép để thuê ở toà chung cư.”

Em Hồ Ngọc Kiên - quận Hà Đông cho biết: “Sau những lần so sánh, thì em vẫn lựa chọn thuê chung cư mini vì đi lại, giờ giấc tự do, bảo đảm an ninh”

Cũng thuê ở một căn chung cư mini trên địa bàn quận Ba Đình với mức giá là 4,7 triệu đồng/tháng phòng rộng 22m2, nội thất cơ bản, nhưng sau hơn một năm, nữ sinh Nguyễn Thị Minh Huyền, quận Ba Đình đang có kế hoạch chuyển đi, vì không yên tâm về phòng cháy chữa cháy. Em cho biết: "... không có nhu cầu thuê chung cư mini vì diện tích bé, nhiều xe cộ, chật chội. Nhà trọ chỗ mới chỉ có 10 người trở xuống, phòng cháy chữa cháy khá tốt. Giá thuê chung cư mini cao hơn nhà trọ, mặc dù chung cư mini mới hơn, ở đông cũng rẻ hơn. Em nghĩ chọn thuê trọ nhà dân là phù hợp".

Khoảng hai năm nay, do giá đất đô thị và giá bán căn hộ chung cư thương mại tăng cao, nhà ở xã hội thiếu, nhiều người dân thu nhập thấp khó tiếp cận, Vì vậy nhu cầu thuê, mua căn hộ chung cư mini ngày càng lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, do công tác quản lý chưa sát sao dẫn đến việc xây dựng ồ ạt, tràn lan, không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Đã có rất nhiều những vụ việc đáng tiếc xảy ra do buông lỏng quản lý đối với loại hình nhà ở này. Đau lòng nhất là sự cố cháy chung cư mini ở phường Hạ Đình. Đây chính là hồi chuông báo động cho các nhà chức trách cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp quản lý mạnh mẽ hơn cho loại hình nhà ở chung cư mi ni.

Ông Đỗ Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết: "Loại hình nhà ở nhiều căn hộ, người dân còn hay gọi là chung cư mini chưa có những quy định, cũng như chưa có tính pháp lý rõ ràng, cho nên người dân phần lớn ở trong nhà có diện tích dưới quy chuẩn, tiêu chuẩn.”

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sau tiếp thu, chỉnh lý đưa ra phương án "siết" phát triển, quản lý chặt loại nhà ở này. Theo đó, cá nhân muốn xây chung cư mini để bán, cho thuê sẽ phải đáp ứng điều kiện là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: “Dự thảo đặt ra quy định cụ thể và rõ ràng hơn, bảo đảm các yêu cầu về diện tích phòng ở và an toàn cháy nổ. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng nhà ở để bán phải lập dự án, tuân thủ quy định về quy hoạch, phòng cháy, chữa cháy và các quy định khác liên quan; tiến hành giao dịch theo quy định pháp luật về kinh doanh BĐS; được cấp giấy chứng nhận và công khai về đất đai”

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 lần này được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ tháo gỡ những điểm nghẽn trong việc cấp phép, quản lý xây dựng các dự án nhà ở nói chung, nhà ở chung cư mi ni nói riêng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.