Siết phân lô, bán nền sẽ không gây thiếu nguồn cung

Quy định siết phân lô, bán nền được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ không gây khan hiếm nguồn cung như một số thông tin đồn thổi.

Theo các chuyên gia, đây là việc làm cần thiết nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp phân lô, bán nền; ngăn chặn tình trạng đầu cơ để thị trường phát triển lành mạnh.

Thời gian qua, rất nhiều dự án được chủ đầu tư phân lô rồi bán cho cá nhân tự xây dựng. Hậu quả là xuất hiện không ít khu đô thị bỏ hoang do tình trạng mua đầu cơ. Như tại khu ba dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội), dù hạ tầng đã cơ bản hoàn thiện, các lô đất đã được phân lô từ lâu, mới chỉ lác đác hộ dân về xây dựng nhà ở.

Tình trạng này sẽ được khắc phục khi 105 thành phố, thị xã sẽ nằm trong danh sách cấm phân lô, bán nền theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản. Lợi dụng quy định này, giới đầu cơ đã gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, sau đó tung tin thị trường đất nền khan hiếm để thổi giá, gây hỗn loạn thị trường.

Siết phân lô, bán nền nhưng sẽ không thiếu nguồn cung.

Các chuyên gia khẳng định số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới có giảm nhưng xét về dài hạn sẽ không có sự biến động quá lớn. Hơn nữa, việc siết phân lô bán nền sẽ khiến các chủ đầu tư buộc phải tìm phương án khác cho những khu đất của mình.

Kết quả khảo sát tại 56/63 tỉnh, thành phố được Bộ Xây dựng thực hiện cho thấy, trong quý I năm nay, lượng tồn kho BĐS tại các dự án vào khoảng hơn 23.000 căn.

Trong đó tồn kho gần 10.900 nền, hơn 3.700 căn chung cư và gần 8.500 căn nhà ở riêng lẻ. Có thể thấy, nguồn cung đất nền không hề thiếu, mà còn dôi dư khi các địa phương đang đẩy mạnh đấu giá đất.

Việc siết chặt phân lô, bán nền được kỳ vọng sẽ giúp thị trường phát triển theo hướng minh bạch, bền vững. Đặc biệt đây sẽ là giải pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tạo "sốt" đất, hạn chế lãng phí nguồn lực đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá đất tại một số huyện ngoại thành Hà Nội đang bị thổi giá, đặc biệt, đất ở Đông Anh được rao bán với mức giá tới 200 triệu đồng/m2.

Quy định siết phân lô, bán nền được quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ không gây khan hiếm nguồn cung như một số thông tin đồn thổi.

Giá đất tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội đang bị đẩy lên cao, thậm chí có giá ngang ngửa căn hộ chung cư cao cấp.

Đất vi phạm do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình, lòng đường, vỉa hè có thể được Nhà nước cấp sổ đỏ sau khi điều chỉnh quy hoạch, theo Luật Đất đai 2024.

Các khảo sát mới đây cho thấy giao dịch đất nền tại Hà Nội chưa có chuyển biến do mức giá bị đẩy lên quá cao.Trái ngược với thông tin tạo khan hiếm đất nền để thổi giá nhằm trục lợi.

UBND huyện Thường Tín đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại thôn Hạ Thái để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất khu liền kề Duyên Thái 1. Tuy nhiên một số hộ dân chưa đồng thuận.