Siêu bão số 3 vẫn duy trì cấp 16 trên Biển Đông

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570 km về phía Đông Đông Nam, duy trì cấp 16 trên Biển Đông

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184 - 201 km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15 - 20 km/h.

Với cường độ mạnh cấp 16, giật trên cấp 17, bão số 3 (Yagi) là siêu bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương tính đến thời điểm hiện tại.

Dự báo, đến 22h ngày 6/9, siêu bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15 - 20 km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc - 110,1 độ Kinh Đông; trên đất liền phía Bắc đảo Hải Nam, cách Quảng Ninh khoảng 350 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.

Đến 10h ngày 7/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15 - 20 km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc - 107,8 trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 15.

Đến 10h ngày 8/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Vị trí tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc - 103 độ Kinh Đông; trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.

Hình ảnh vệ tinh siêu bão số 3 (bão Yagi).

Về tác động của bão, từ trưa ngày 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7.

Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 10 - 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 - 14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 10 - 12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 8, giật cấp 9 - 11 (Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 7/9). Sóng biển, khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0 - 9,0 m, vùng gần tâm siêu bão 10,0 - 12,0 m. Biển động dữ dội.

Từ trưa ngày 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch  Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0 - 4,0 m, sau tăng lên 3,0 - 5,0 m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0 - 8,0 m.

Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0 - 3,0 m, sau tăng lên 2,0 - 4,0 m, vùng gần tâm bão 3,0 - 5,0 m.

Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 m (Thanh Hoá) - 1,8 m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5 m (Thanh Hoá) - 1,0 m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 7/9.

Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.

Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100 - 350 mm, có nơi trên 500 mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Nhận định bão Yagi là cơn bão rất mạnh, Phó Thủ Tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp chỉ đạo triển khai công tác ứng phó bão số 3.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý việc phát huy tinh thần "4 tại chỗ" trong việc phòng, chống bão Yagi.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu: “Các cấp cần tăng cường kiểm tra nội bộ của mình, quán triệt tinh thần cá nhân chịu trách nhiệm. Khi tất cả mọi người cùng hành động mới tạo ra sức mạnh.”

Nếu xảy ra việc người dân còn ở lại khu vực trọng yếu, nguy hiểm, lồng bè nuôi trồng thủy sản thì người được phân công phụ trách khu vực đó phải chịu trách nhiệm. Nếu cơ quan dự báo cung cấp bản tin dự báo chính xác mà không được truyền đạt kịp thời thì phải quy trách nhiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối qua (15/11), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.

Rạng sáng 16/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời sân bay Nội Bài, lên đường sang Brazil.

Chiều 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam làm trưởng đoàn, đang đánh giá định kỳ tại Việt Nam.

Sau hoài nghi ban đầu về năng lực vận hành, đến nay, mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt hành khách tin tưởng sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại chính, cho thấy tín hiệu tích cực trong việc thay đổi diện mạo đô thị.

Sáng 15/11, tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại "Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo (APEC) với các khách mời".

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, đã diễn ra Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài Truyền Hình Việt Nam phối hợp tổ chức.