Siêu bão Yagi có thể đổ bộ lần 3 vào Trung Quốc

Sau khi đổ bộ lần đầu vào Văn Xương, Hải Nam, siêu bão Yagi tiếp tục đổ bộ lần 2 vào huyện Từ Văn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào lúc 22h20 tối qua (6/9) với sức gió cấp 17.

Khoảng 1 triệu người đã phải đi sơ tán; hơn 830.000 hộ gia đình bị mất điện.

Đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết bão Yagi dự báo ​​sẽ đổ bộ lần nữa vào giữa thành phố Phòng Thành Cảng của khu vực này và khu vực ven biển phía bắc Việt Nam vào chiều thứ Bảy. 

Cơ quan khí tượng của tỉnh Hải Nam cho biết bão Yagi, trước đó có sức gió vùng gần tâm bão lên tới khoảng 245 km/giờ , đã đổ bộ vào thành phố Văn Xương vào khoảng 16h20, 6/9. Cơn bão đã đổ bộ lần hai vào huyện Từ Văn ở tỉnh Quảng Đông vào đêm thứ sáu (6/9).

Trước khi bão đổ bộ vào buổi chiều qua, gần 420.000 cư dân ở Hải Nam đã được di dời và hơn nửa triệu người ở Quảng Đông cũng đi sơ tán đến nơi an toàn. Cơn bão đã gây ra mưa lớn trên hầu hết Hải Nam và tình trạng mất điện đã xảy ra ở một số khu vực. Gió mạnh đã thổi bay những cây dừa mang tính biểu tượng của tỉnh. Người dân gia cố nhà cửa bằng bao cát để phòng ngừa lũ lụt và gia cố cửa sổ bằng băng dính. Thành phố Bắc Hải đã đình chỉ công việc, lớp học, hoạt động kinh doanh và giao thông vào thứ Sáu.

Gió mạnh đã thổi bay những cây dừa mang tính biểu tượng của tỉnh.

Theo Cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc, Yagi là cơn bão mùa thu mạnh nhất từng đổ bộ vào Trung Quốc. 

Nếu tiếp tục đổ bộ vào Quảng Tây, đây sẽ là lần thứ 3 bão Yagi đổ bộ vào Trung Quốc. Kể từ năm 1949, rất hiếm có cơn bão nào đổ bộ vào Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây tới 3 lần. 

Bão Yagi rời khỏi tây bắc Philippines tiến vào Biển Đông vào thứ Tư. Trước đó, cơn bão đã khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và 17 người khác mất tích, chủ yếu là do lở đất và lũ lụt trên diện rộng, đồng thời ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người ở các tỉnh miền bắc và miền trung. Hơn 47.600 người ở các tỉnh của Philippines đã phải đi sơ tán, trường học, doanh nghiệp, dịch vụ phà và các chuyến bay nội địa đã bị gián đoạn trong nhiều ngày.

Theo dòng sự kiện

hinh anh tac gia

hienthao.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hơn 100 năm sau khi được xây dựng và 25 năm sau khi được Mỹ trả lại cho Panama, kênh đào Panama - tuyến đường thủy quan trọng, một “kỳ quan” kỹ thuật nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương lại phải đối mặt với sự đe dọa mới từ một tổng thống Mỹ.

Một số nhà lãnh đạo châu Á đã lên tiếng chúc mừng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tuyên thệ nhậm chức vào tối 20/1, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ trong những năm tới.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày nhậm chức 20/1, gia hạn thêm 75 ngày cho TikTok. Trong thời gian đó, Mỹ sẽ không thi hành luật nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải bán công ty.

Trong bài phát biểu sau lễ nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, chính quyền của ông áp thuế 25% đối với hàng hóa của Mexico và Canada vào ngày 1/2. Sự thay đổi bất thường trong chính sách thương mại đối với khu vực Bắc Mỹ có thể làm tăng giá cả của người tiêu dùng Mỹ.

Ngày 20/1, sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực quan trọng.

Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, khi Ủy ban này nhất trí thông qua đề cử ông làm ngoại trưởng trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.