Sinh kế cho người cao tuổi

Vấn đề hướng nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người cao tuổi, đặc biệt trong bối cảnh khi Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số và tác động sau đại dịch Covid-19 hiện nay, được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách. Điều này vừa đảm bảo quyền làm việc, đóng góp cho xã hội của người cao tuổi, vừa tận dụng được kinh nghiệm và chất xám của lực lượng lao động đặc biệt này, góp phần đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước.

Việt Nam đang trong giai đoạn "già hóa" dân số với tốc độ rất nhanh. Số người cao tuổi càng tăng, áp lực an sinh càng lớn, bởi phần lớn người cao tuổi không có tích lũy, không có lương hưu. Theo thống kê, có tới 9 triệu người không có lương hưu. Còn khỏe, còn minh mẫn nhưng phần lớn người cao tuổi chỉ loanh quanh làm việc nhà, trong đó có số ít người có việc làm là nhờ còn khỏe và được nơi làm việc cũ tạo điều kiện. Cùng với sự phát triển của y học, tuổi thọ và sức khoẻ của con người ngày càng được cải thiện. Phần lớn những người trong độ tuổi từ 60-70 vẫn khoẻ mạnh và làm việc được bình thường. 

Nếu chúng ta về thăm các làng nghề thủ công truyền thống, thì lực lượng lao động cao tuổi là rất đông. Người cao tuổi là nghệ nhân, hay là thợ lâu năm, họ có những lợi thế rất lớn về kinh nghiệm và tay nghề cao, cộng với sự khéo léo và cẩn thận, không chỉ đóng góp nhiều trong việc truyền dạy nghề, bảo tồn di sản nghề truyền thống, mà còn đang là lực lượng sản xuất thủ công quan trọng, đạt năng suất và chất lượng cao.

Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Dự báo, đến năm 2038, nhóm cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 20% dân số. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong khi đó, theo báo cáo của Diễn đàn sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi năm 2020, phần lớn người cao tuổi nước ta có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con cháu. Tỉ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao (khoảng hơn 20%).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải phức tạp trở lại. Vi phạm diễn ra chủ yếu tại các tuyến đường đê, đường quốc lộ, tỉnh lộ. Để tránh bị kiểm soát, nhiều phương tiện đã đi đường vòng hoặc hoạt động vào đêm tối muộn.

Dự báo trong tháng 5/2024, Hà Nội sẽ có hơn 90.700 ô tô đến hạn kiểm định, nhưng các trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 74 - 87% nhu cầu. Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang dần hiện hữu tại các thành phố lớn.

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi đề xuất kiến nghị mở thêm hai tuyến buýt hai tầng, thoáng nóc, chở khách tham quan khu nội đô. Hai tuyến mới sẽ hoạt động trong phạm vi từ Quận 1 đến chợ Lớn (quận 5, 6), thời gian thí điểm đến cuối năm 2025.

Hoàn thiện mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị, góp phần giải quyết các vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị (MRB) vừa trình UBND Thành phố Hà Nội.

Diễn biến nhập lậu gia cầm vẫn phức tạp, kinh doanh con giống gia cầm nhập lậu công khai nhưng chưa được kiểm soát. Đây là thông tin tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan, bàn giải pháp ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm diễn ra ngày 8/5 tại Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, các trường trung học cơ sở tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025.