Sinh viên TP.HCM chế tạo robot y tá

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Với mục tiêu “Do người Việt, cho người Việt”, robot y tá Florence được trang bị những tính năng tiên tiến như tự động điều hướng, giao tiếp bằng tiếng Việt, đo lường và phân tích dữ liệu. Robot này được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) để nhận diện khuôn mặt bệnh nhân, thu thập dữ liệu và hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.

Bạn Trần Vũ Gia Huy, sinh viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: "Ý tưởng robot y tá này xuất phát từ tình trạng quá tải của bệnh viện và sự thiếu hụt của các nhân viên y tế tại bệnh viện Việt Nam. Đồng thời, trong những bệnh viện cũng có những bệnh nhân thường hay cảm thấy cô đơn buồn chán, cần có người để chia sẻ và mong muốn được chăm sóc 24/7. Chính vì vậy, chúng em mới có mong muốn được giải quyết tình trạng đó với ý tưởng thiết kế và xây dựng robot y tá này".

Ở giai đoạn đầu, nhóm đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo robot trong phòng lab, sử dụng các linh kiện điện tử, đảm bảo tích hợp tốt nhất các chức năng di chuyển, giao tiếp của robot. Trong quá trình phát triển, nhóm đã đối mặt với không ít khó khăn do phải làm việc với các công nghệ mới và thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

PGS.TS Lê Thanh Long - giảng viên khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, cho hay: "Robot hiện tại đang khá cồng kềnh, cho nên sắp tới cần cải tiến lại phần vỏ robot cũng như các bộ phận khác làm sao robot có thể nhỏ gọn và linh hoạt chuyển động trong môi trường thực tế".

Sản phẩm robot y tá của nhóm đã đoạt giải Nhất tại cuộc thi Bách Khoa Innovation 2024. Với chi phí bằng 1/5 so với  khoảng 60.000 USD nhập khẩu, vận hành, bảo trì một robot y tá từ nước ngoài, robot y tá Florence có tiềm năng thương mại cao nhờ làm chủ công nghệ, khả năng vận hành, bảo dưỡng thuận lợi.

Nhóm nghiên cứu hy vọng được hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện và doanh nghiệp công nghệ để thử nghiệm và đầu tư phát triển robot y tá rộng rãi ở Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cơn bão số 3 Yagi đã trôi qua hơn 3 tháng, nhưng đến nay một số địa phương vẫn khắc phục chưa xong hậu quả nặng nề về hạ tầng giao thông, với nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng, đường sá nứt hỏng, hiện hữu nguy cơ mất an toàn.

Để chuẩn bị tốt cho Tết dương lịch và Tết âm lịch Ất Tỵ, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 26/12, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét.

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.