Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội giảm

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần từ ngày 17 - 23/11, thành phố ghi nhận 2.237 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã, đã giảm 239 ca so với tuần trước đó.

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trong tuần là Hà Đông 272 ca, Thanh Oai 191 ca, Phú Xuyên 160 ca, Đống Đa 132 ca. Về số ổ dịch, trong tuần ghi nhận 49 ổ dịch tại 14 quận, huyện, thị xã, giảm 20 ổ dịch so với tuần trước.

Các hoạt động được CDC Hà Nội tăng cường triển khai trong tuần là theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh để kịp thời đề xuất các biện pháp phòng chống. Giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết tại xã Việt Long (huyện Sóc Sơn), phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng), thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai), phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) và phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch lây lan.

CDC Hà Nội khuyến cáo, dù số mắc sốt xuất huyết ghi nhận giảm ở 3-4 tuần trở lại đây song vẫn ở mức cao, vì vậy người dân không được lơ là chủ quan./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.