Sở GDĐT Hà Nội đề xuất giải quyết tiền thưởng Tết của giáo viên
Theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.
Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư số 62/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ không được cấp quỹ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP (đơn vị chủ động cân đối từ nguồn kinh phí của đơn vị).
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên sau khi sử dụng nguồn cải cách tiền lương của đơn vị, phần còn thiếu sẽ được ngân sách cấp bổ sung theo quy định (bao gồm kinh phí cải cách tiền lương và quỹ tiền thưởng).
Theo phản ánh của các giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập tự chủ đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục của Hà Nội, họ không được thụ hưởng quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP vì là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên.
Các giáo viên cho rằng, về bản chất, các đơn vị thí điểm đặt hàng là đơn vị tự chủ chi thường xuyên không phải do tăng nguồn thu mà do thay đổi hình thức cấp phát từ giao dự toán sang hình thức đặt hàng.
Năm học 2024-2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục; ngoài ra, khối quận, huyện, thị xã có khoảng 250 cơ sở giáo dục.
Nhằm bảo đảm quyền lợi cho giáo viên, ngày 7/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính đã họp bàn, thống nhất phương án dự kiến báo cáo UBND thành phố có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.
Trước đó, ngày 6/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét có cơ chế hỗ trợ quỹ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP cho các cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên khi tham gia thực hiện thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục.
Theo TTXVN
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố xem xét có cơ chế đặc thù để hỗ trợ quỹ tiền thưởng theo quy định cho các cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên do tham gia thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục.
Theo thông báo của Hội đồng Anh và IDP, kỳ thi IELTS ở Việt Nam sẽ chuyển sang thi trên máy tính hoàn toàn sau ngày 29/3, bỏ hình thức thi trên giấy. Hai kỳ thi IELTS trên giấy và IELTS trên máy tính đều có cùng định dạng bài thi, câu hỏi và cách thức chấm điểm như nhau.
Sáng nay, 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông. Trong đó, Thông tư quy định, tuyển sinh vào lớp 6 được thực hiện theo phương thức xét tuyển và sẽ không còn phương thức thi tuyển.
Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Các thí sinh đã đăng ký thi trên giấy trước thời điểm này được chọn thi sớm trên giấy hoặc thi trên máy.
Sáng 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Bộ Giáo dục yêu cầu không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp.
Một số giáo viên phản ánh thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục ở Hà Nội chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
0