Sở GTVT Phú Thọ đưa nguyên nhân ban đầu làm sập cầu Phong Châu

Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ vừa có báo cáo nhanh gửi Bộ Giao thông Vận tải cho biết nguyên nhân gây sập cầu Phong Châu do mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông.

Khoảng 10h00 sáng ngày 9/9, do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ đã làm nước sông Hồng dâng cao, kéo đổ trụ T7 và gây sập hai nhịp chính (nhịp 6 và 7) của cầu Phong Châu.

Trụ T7, trụ đã được gia cố bằng 8 cọc bê tông và mở rộng bệ trụ để xử lý xói mòn, đã bị cuốn sập.

Cầu Phong Châu được xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H18 - X60, tải trọng người đi 0,3T/m2 và được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1995.

Cầu có phần đường xe chạy rộng 7,0m; lề người đi mỗi bên 1,0m; tổng bề rộng mặt cầu 9,50m. Cầu gồm 8 nhịp, gồm các nhịp 33m là nhịp dầm bê tông cốt thép và các nhịp dàn thép (N5, N6, N7). Các trụ cầu (T1 đến T7) bằng bê tông cốt thép M250.

Cầu Phong Châu bị sập 2 nhịp vào sáng nay 9/9

Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa với quy mô thay 4 dầm nhịp 8 - T21m bê tông cốt thép thường bằng 4 dầm nhịp T21m bê tông cốt thép dự ứng lực có chiều cao dầm tương đương; Dán sợi thủy tinh và sợi cacbon gia cường dầm T33 các nhịp 1,2,3,4.

Thay thế bu lông cường độ cao bị đứt gãy, han gỉ, tẩy gỉ bằng phun cát sau đó quét sơn chống gỉ cho phần hạ bộ của hệ dàn thép; Sửa chữa mặt cầu bằng bê tông cốt thép 35Mpa, thảm BTN C12,5 dày 5cm.

Thay thế các khe co giãn cũ tại các vị trí mố M1, M2 và trụ T1, T2, T3 bằng khe co giãn răng lược. Thay thế những thiết bị điện trên cầu đã hỏng bằng các thiết bị điện mới; tẩy gỉ và sơn lại cột đèn chiếu sáng của cầu. Theo kết quả kiểm định sau khi sửa chữa, cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng.

Sau đó, tới năm 2019, cầu Phong Châu được sửa chữa với quy mô xử lý xói lở trụ T7. Tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép C30, đường kính D1200 mm; mũi cọc ngàm trong tầng đá gốc.

Kết hợp mở rộng bệ trụ bằng bê tông cốt thép C30; Tháo dỡ thu hồi trụ va xô hư hỏng trước trụ T7; Gia cường khả năng chống va xô bằng biện pháp nối cứng hai thân trụ T7, kết cấu bằng bê tông cốt thép C30, chiều cao 1,2m tính từ phần thân trên thân đặc trụ T7.

Năm 2023, cầu Phong Châu tiếp tục được sửa chữa quy mô nhỏ (tẩy gỉ, sơn lại toàn bộ các thanh mạ thượng, thanh đứng, thanh xiên, hệ liên kết ngang trên và hệ liên kết dọc trên của nhịp 66 m, 64 m và 80 m. Thay thế khe co giãn trên trụ T5, T6, T8 bằng khe co giãn răng lược và sửa chữa phần bê tông phía trước khe đã bị nứt vỡ) và kiểm định cầu.

Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ cũng cho biết, theo kết quả kiểm định năm 2019, cầu Phong Châu có thể khai thác với tải trọng HL93 mà không cần hạn chế tải trọng xe qua cầu.

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng trên quốc lộ 32C, nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Cầu được xây dựng với kết cấu dàn thép, có chiều dài gần 380m. Công trình được khánh thành tháng 7/1995.

Tháng 6 năm 2022, tại cuộc tiếp xúc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cử tri các huyện Tam Nông đã kiến nghị tu sửa, nâng cấp hoặc xây dựng hai cầu mới thay thế cầu Phong Châu cùng cầu Tứ Mỹ đã xuống cấp.

Trả lời kiến nghị này hai tháng sau đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết “sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực”.

“Trong điều kiện chưa thực hiện ngay việc đầu tư dự án, trước mắt Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, sửa chữa cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ từ nguồn bảo trì đường bộ để bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến”, Bộ Giao thông Vận tải trả lời kiến nghị của cử tri Phú Thọ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bắc Bộ đang trong chuỗi ngày cao điểm hanh khô, độ ẩm giảm xuống thấp khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc phải đối diện với nguy cơ cháy rừng cao.

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” - sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Chiều 5/10 (giờ địa phương), tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự Diễn đàn Kinh tế Pháp ngữ (FFA), trao giải thưởng Doanh nghiệp Pháp ngữ tiêu biểu cho Tập đoàn FPT Việt Nam và Công ty Made For A Woman, Madagasca.

Hà Nội hôm nay, một ngày Thu đầy nắng... 70 năm trước, cũng vào một ngày Thu ngập tràn nắng, người Hà Nội hồi hộp, hân hoan đón đoàn quân trở về....Những nụ cười, những giọt nước mắt trào dâng cùng những bông hoa tươi thắm của các cô gái làng hoa Ngọc Hà dành tặng cho những người chiến sĩ, những bài hát, lời thơ được viết từ những dự cảm, mong ước về ngày chiến thắng được vang ca trên những góc phố.... Ngày 10/10/1954 đã đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, trở thành ký ức hào hùng sống mãi trong tim của mọi người con đất Việt.

Tiếp nối ký ức hào hùng của hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, sáng ngời tình yêu đất nước, truyền thống nhân văn và trân trọng hoà bình.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.