Số lượng doanh nghiệp Nhật Bản phá sản cao nhất trong 4 năm
Cơ quan nghiên cứu Tokyo Shoko Research cho biết, trong năm 2023, số doanh nghiệp phá sản của Nhật Bản là 8.690 doanh nghiệp, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là lần đầu tiên trong 4 năm qua, con số doanh nghiệp phá sản hàng năm vượt quá 8.000 doanh nghiệp.
Tỷ lệ phá sản đều tăng trong tất cả 10 ngành được khảo sát, trong đó lĩnh vực dịch vụ ghi nhận nhiều vụ phá sản nhất với 2.940 trường hợp, tăng 41,7%, tiếp đó là ngành xây dựng với 1.693 trường hợp, tăng 41,8%.
Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ phá sản tăng là do thiếu hụt lực lượng lao động, trong khí đó giá nguyên liệu đầu vào, giá năng lượng và tiền lương tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng phải chịu áp lực chi trả các khoản vay theo chương trình hỗ trợ trong đại dịch COVD-19 mà họ đã nhận trước đó.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
0