Số người mắc ung thư mới ở Việt Nam ở mức cao

Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số - Cập nhật ASCO 2024, do Bệnh viện K và Hội Ung thư Việt Nam phối hợp tổ chức trong 2 ngày 31/10 và 1/11.

Tham dự sự kiện quan trọng của chuyên ngành ung thư này có hơn 1.300 nhà khoa học chuyên ngành ung thư trong nước và gần 50 nhà khoa học, chuyên gia quốc tế với 16 phiên. Các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi về một số chuyên đề chính, đó là: cập nhật những tiến bộ trong chẩn đoán điều trị chuyên ngành Xạ trị, Y học hạt nhân, Vật lý y khoa; Quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số: Quản lý nguồn nhân lực, tài chính; Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế; Mô hình bệnh viện thông minh trong kỷ nguyên số.

Chuyên ngành ung thư tại Việt Nam dù đứng trước nhiều thách thức, nhưng những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Ngoài tiến bộ trong điều trị, còn thuận lợi trong chi trả bảo hiển y tế. Ba phương pháp điều trị kinh điển (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng không thể thiếu trong điều trị bệnh ung thư.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra mục tiêu của chiến lược phòng chống ung thư tại Việt Nam đến năm 2025 sẽ có 90% trạm y tế thực hiện truyền thông phát hiện sớm bệnh ung thư, 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, hướng dẫn phát hiện sớm bệnh bệnh ung thư. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, được sự đồng ý của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, Bệnh viện K tổ chức Hội thảo Best of ASCO cập nhật những nghiên cứu mới nhất của ASCO trong năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 10 này, các bệnh viện tại TP.HCM đã điều trị cho 3.139 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó 58% số ca đến từ các tỉnh, thành phố phía Nam.

Ngày 30/10, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tim thứ 13, mang lại sự sống cho một bệnh nhân nam suy tim giai đoạn cuối. Qua đó, bệnh viện xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt.

Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Bệnh viện Bạch Mai vừa tổ chức lấy và ghép tạng thành công từ người hiến chết não.