Số vụ vi phạm nồng độ cồn, chống đối CSGT gia tăng

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong quý I/2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, trong số đó có 20 vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đo nồng độ cồn, chiếm 39,21%.

Nghị định 100/2019 - CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ra đời đã có tác động rất lớn đến nhận thức và hành động của người dân về việc chấp hành nghiêm quy định về nồng độ cồn. Tuy nhiên, hiện nay cũng phát sinh nhiều vụ việc vi phạm pháp luật khác, không chỉ dừng lại ở việc có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà nguy hiểm hơn là những vi phạm này còn mang tính chất côn đồ, manh động.

Chỉ khi men rượu đã tan, khi phải đối mặt với lực lượng chức năng và những bản án, thì nhiều đối tượng mới đủ tỉnh táo để nhận thức được hành vi sai trái của mình. Thế nhưng khi ấy thì đã quá muộn.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), trong quý I/2024, toàn quốc xảy ra 51 vụ chống đối lực lượng CSGT đang thi hành công vụ, trong số đó có 20 vụ liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đo nồng độ cồn, chiếm 39,21%.

Không phải ngẫu nhiên, rượu bia được xếp vào nhóm chất kích thích. Khi sử dụng loại đồ uống này, người dùng có thể bị ảo giác nặng, làm mất khả năng tự chủ, khả năng định hướng, khả năng điều khiển vận động. Và việc không kiểm soát được hành vi là điều tất yếu. Thực tế đã có không ít trường hợp vì va chạm giao thông, dù chẳng đáng nhưng cũng xảy ra xô sát.

Rượu, bia là nguyên nhân chính của nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm

Không còn đơn giản chỉ là hạn chế vi phạm, giảm thiểu tai nạn giao thông, "cuộc chiến với" nồng độ cồn phát sinh thêm cả những hệ lụy đáng báo động. Do đó, việc đẩy mạnh việc tuyên truyền, quyết liệt ra quân xử lý vi phạm hay nâng cao khung hình phạt,… là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, những hình thức quản lý này của nhà nước sẽ chỉ có ý nghĩa nếu ngay từ trong nhận thức của mỗi người dân có sự thay đổi. Nhận thức đúng sẽ chuyển biến thành hành động đúng. Từ đó, vấn đề văn hóa giao thông mới được nâng cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình hình tội phạm ma túy vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là trên các tuyến trọng điểm như: tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam - thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024.

Theo báo cáo của Công an Thành phố, trong ngày 20/12, các Tổ công tác 141 đã kiểm tra, phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa vừa hỗ trợ, giúp đỡ cụ ông ở quận Hà Đông tìm lại tài sản để quên trên xe taxi.

Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm đối với Trịnh Văn Quyết và 25 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các công ty liên quan.

Nam TikToker tại Hà Nội đã bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì đăng tải nhiều video clip chứa thông tin sai sự thật về trại giam của Bộ Công an.

Thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều phương án, kế hoạch nhằm đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Đặc biệt, thực hiện phương án 04 của Công an Thành phố (CATP), đơn vị đã chỉ đạo các đội Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ra quân, xử lý vi phạm là nguyên nhân gây ùn tắc, tai nạn giao thông tại các ngã tư.