Sóc Sơn thiếu nước sạch nghiêm trọng

Đến hết năm 2023, chỉ có hơn 50% người dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được sử dụng nước sạch. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, hơn 170.000 người phải trông chờ vào nguồn nước giếng khoan, giếng khơi, nước mưa…

Phèn chua luôn được các gia đình sinh sống tại xã Thanh Xuân chuẩn bị sẵn. Đây là "bí kíp" để người dân làm trong thứ nước giếng khoan được khoan từ độ sâu 60 – 70m. Không có nước sạch sinh hoạt, người dân phải dùng nước giếng khoan ô nhiễm.

Anh Dương Văn Thuần (thôn Bái Thượng) giải thích: "Chúng tôi phải lọc qua một lượt cát, khử phèn. Nếu nhà nào không dùng phèn thì giặt quần áo ố vàng, tưới cây vàng hết tường luôn".

Nước khi đổ ra liền đổi màu.

Còn tại xã Trung Giã, nhiều gia đình phải mua nước sạch từ nhà máy nước Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Làm nghề kinh doanh hàng ăn uống, phải sử dụng nhiều nước sạch, gia đình bà Hòa phải chi khá nhiều tiền mua nước.

Nhiều gia đình như gia đình bà Hoa phải mua nước sạch từ nhà máy nước Sông Công.

Tháng 10/2022, thành phố Hà Nội giao Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội thay thế liên danh Công ty Cổ phần Aqua One và Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống để thực hiện các dự án cấp nước sạch cho người dân. Đến tháng 6/2023, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội bắt đầu triển khai xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã phía đông quốc lộ 3 của huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, việc cấp nước sạch vẫn gặp nhiều khó khăn.

Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội đã bắt đầu triển khai xây dựng mạng lưới cấp nước sạch.

Để chủ động có nước sạch cho người dân, huyện Sóc Sơn đã phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội và các sở, ngành tham mưu UBND thành phố Hà Nội sớm lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án cấp nước sạch cho 7 xã còn lại của huyện trong năm 2024 - 2025.

Người dân Sóc Sơn vẫn “khát” nước sạch.

Ông Trịnh Văn Duy, Phó Trưởng phòng quản lý đô thị huyện Sóc Sơn, cho hay: "Sau khi được thành phố và Sở Xây dựng ký phụ lục hợp đồng, các đơn vị đang đặt đường ống dẫn nước. Hiện nay đang tập trung ở xã gần nguồn. Dự kiến hết năm 2025 sẽ cấp nước cho 100% hộ dân".

Đó là câu chuyện của cuối năm 2025, còn từ giờ đến thời điểm đó, nước giếng khoan vẫn được bơm lên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024.

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức long trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc Diễn văn kỷ niệm. Tham dự sự kiện có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đoàn khách các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Pháp.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước'. Chân lý đó được thể hiện sinh động trong chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.