Sóc Sơn xử lý hai ổ dịch dại liên quan đến chó thả rông

Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cho biết đã ghi nhận hai ổ dịch dại liên quan đến chó thả rông, không rõ nguồn gốc tại xã Minh Phú và xã Hiền Ninh.

Ngày 25/7, một con chó không rõ nguồn gốc đã cắn một người trong thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, sau đó cắn tiếp hai người tại khu Việt Phủ Thành Chương ở thôn Ninh Môn, xã Hiền Ninh. Nhân viên tại khu này đã báo nhân viên thú y xã Hiền Ninh gửi mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính vi rút dại.

Bốn ngày sau, tại thôn Nam Cương, xã Hiền Ninh, một con chó dại chạy rông đã cắn một người đi đường và sau đó vào nhà một người dân cắn chó nhốt trong chuồng. Đội bắt cho thả rông đã bắt con chó và gửi mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính vi rút dại.

Người bị chó dại cắn ở xã Hiền Ninh – Huyện Sóc Sơn

Tính đến cuối tháng 7, huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 4 trường hợp người phơi nhiễm với hai con chó dại trên. Các trường hợp này đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định.  

Trước tình hình đó, UBND huyện Sóc Sơn đã họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch các xã thông báo tình hình dịch đến người dân trên địa bàn để xác minh nguồn gốc con chó, tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các ban ngành liên quan trong phòng chống bệnh dại.

Huyện yêu cầu người dân trên địa bàn nuôi chó, mèo phải xích nhốt, không được thả rông, bố trí đội tuần tra, tiêu diệt chó thả rông. Xã Hiền Ninh đã tiêm phòng vắc xin cho 3.720/4.020 con chó, mèo (đạt 92,54%); xã Minh Phú tiêm 3.280/3.491 con chó, mèo (đạt 93,96%).

Tại Sóc Sơn, 7 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 6 ổ dịch dại trên động vật (chó), chó dại đã cắn/ tiếp xúc 27 người phải điều trị dự phòng.

Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, ông Khổng Minh Tuấn - Phó giám đốc CDC Hà Nội cho biết: Bệnh dại rất nguy hiểm, nếu bị chó dại cắn và không được tiêm phòng, khi phát bệnh lên cơn dại thì gần như 100% người bệnh tử vong. Do vậy, để phòng chống bệnh dại tốt thì trước hết phải dự phòng tốt bệnh dại trên động vật.

Đối với người dân cần thực hiện nuôi chó, mèo theo đúng quy định của pháp luật hiện nay, phải xích nhốt và phải rọ mõm, có người dắt khi thả, báo ngay cho cán bộ thú y nếu thấy chó mèo có các biểu hiện bất thường như ốm, bỏ ăn, cắn người vô cớ, nước dãi chảy, tai rủ, đuôi cụp, nằm yên trong bóng tối, ủ rũ.

Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hàng năm là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh dại. Và khi không may bị chó mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc với chó mèo bị dại phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng, sau đó đến ngay điểm tiêm chủng gần nhất để được tư vấn tiêm vắc xin phòng dại.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đã sơ duyệt vaccine của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic là vaccine đầu tiên phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.