Sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Các các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của thành phố sẽ phải là người nắm Luật Thủ đô rõ nhất, cụ thể nhất.

Sáng 11/10, Thành uỷ Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hội nghị hôm nay còn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11/2024).

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô là đạo luật rất quan trọng, quy định rõ hơn về vị trí, vai trò của Thủ đô và những cơ chế, chính sách đặc thù trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Qua đó tạo thể chế thuận lợi, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại" theo Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô, cụ thể là: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô; Xây dựng các văn bản để tổ chức thi hành luật; Rà soát hệ thống văn bản của thành phố và theo dõi việc thi hành pháp luật và rất nhiều nhiệm vụ khác có liên quan.

Chủ tịch UBND thành phố cũng nêu vấn đề về khối lượng công việc cần triển khai thực hiện là rất lớn và phức tạp, do Luật Thủ đô có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nhiều quy định  mới so với hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của thành phố phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô; hiểu rõ được các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật Thủ đô trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật.

Quang cảnh hội nghị.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ, cũng là đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, người trực tiếp chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Luật Thủ đô; đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Thủ đô năm 2024.

Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, riêng các quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm; thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; thử nghiệm có kiểm soát; thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội nghị.

Luật gồm 7 chương và 54 điều, trong đó bà Thủy nhấn mạnh đến các điểm mới so với Luật Thủ đô năm 2012, trong đó có tổ chức chính quyền Thủ đô, các quy định về thẩm quyền đầu tư, ưu đãi, thu hút đầu tư, cơ chế đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD; thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình mới. Đối với những nội dung đã quy định trong Luật Thủ đô năm 2012, tại dự thảo luật lần này cũng được sửa đổi, bổ sung toàn diện như: Các quy định về tài chính - ngân sách; Quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị; Khoa học công nghệ, phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, xử lý vi phạm hành chính; Nâng cấp một chương riêng về liên kết, phát triển vùng.

Mấu chốt nhất là việc phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của cả nước. Trong đó, có quy định một số nội dung đặc thù như: HĐND thành phố được chủ động trong việc quyết định thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố, xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức khi đáp ứng một số điều kiện được quy định tại luật này.

Là một đạo luật phân quyền, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ khẳng định, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã xây dựng các cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.

Sau gần hai tháng tổng kiểm tra, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố 6 vụ án với 31 bị can, thu giữ gần 10 tấn xyanua, 315 kg axit sulfuric, 105 kg axit clohidric cùng nhiều tang vật liên quan.

Trong vòng 10 tháng qua, Công an thành phố Hà Nội đã điều tra, xử lý 115 vụ gây rối trật tự công cộng với hơn 1.600 đối tượng thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe tốc độ cao, mang theo hung khí để đi đánh nhau.

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với bị can Đoàn Quốc Huy (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Tổ công tác Y2/141 làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Đại Nghĩa (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa phát hiện và bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá một đường dây ma tuý số lượng lớn, trang bị nhiều vũ khí quân dụng.