Sớm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Theo đó, từ năm học 2025-2026 đến năm học 2027-2028 thí điểm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới ở một số cơ sở giáo dục mầm non. Giai đoạn từ 0-6 tuổi cũng là thời điểm vàng phát triển tư duy sáng tạo của trẻ, bởi vậy, các bậc cha mẹ đều chung mong muốn con em mình sẽ được phát triển cả về thể chất, tình cảm, trí tuệ và đặc biệt là tự do sáng tạo khi tới trường.

Những hành động vô tư, hồn nhiên, dường như lại thu hút toàn bộ tâm trí của những bạn nhỏ, say sưa làm điều mình thích. Trong một môi trường tự do có kiểm soát, những em bé có thể tự do tìm kiếm và phát triển tính sáng tạo.

Trong một môi trường tự do có kiểm soát, những em bé có thể tự do tìm kiếm và phát triển tính sáng tạo

Tiến sĩ Tâm lý học Ben Williams - Giám đốc đào tạo hệ thống trường mầm non Shining Star cho biết: "Trẻ em luôn có đam mê, khao khát và nhu cầu lớn cho việc học hỏi. Giáo dục mầm non cần hiện thực hóa những nhu cầu đó. Không có gì mà trẻ không thể học được. Chúng tôi chú tâm tới phát triển các kĩ năng xã hội của trẻ. Có nhiều khía cạnh: ví dụ khía cạnh thể chất như một đứa trẻ vận động ra sao, người giáo viên phải làm gì để trẻ được an toàn và cảm thấy an toàn khi khám phá môi trường. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Trong giai đoạn vàng từ 0-6 tuổi, mỗi bạn nhỏ đều là những tiềm năng vô hạn cần được khám phá. Và người lớn cần biết các phương pháp để khuyến khích trẻ, và dành đủ thời gian tương tác tích cực cùng với những hành vi sáng tạo của trẻ.

Cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thúy - Phó hiệu trưởng trường mầm non Shining Star - quận Gò Vấp - TP. HCM cho biết: "Mỗi em bé lại có nhu cầu phát triển và sự phát triển khác nhau. Chính vì vậy, cần người giáo viên sẽ phải trang bị cho mình những kiến thức phù hợp với từng em bé và các cô trước khi vào lớp thì phải thật sẵn sàng, chuẩn bị cho một môi trường sẵn sàng cho mỗi em bé ở trong lớp học".

Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan - quận Gò Vấp - TP. HCM chia sẻ: "Bé của mình sự tự lập còn hơi ít, bé vẫn còn ỷ lại vào bố mẹ nên khi mình cho bé học ở đây mình thấy các cô cho bé tự lập trong khuôn khổ cho phép thì mình mong thời gian sắp tới bé sẽ cố gắng hơn, hoàn thiện hơn vì bé cũng sắp vào lớp lớn rồi".

Anh Bùi Hữu Cao Giang - quận Gò Vấp - TP. HCM cho hay: "Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, khi đó trẻ sẽ tự được học theo đam mê, thích thú của mình. Nếu như mình để cho con tự vẽ nên tương lai của mình, tốt nhất là nên tôn trọng tương lai của con".

Để trẻ tự do trong khuôn khổ có nghĩa là tạo điều kiện cho trẻ tự do khám phá, sáng tạo và phát triển theo cách riêng của mình, trong khi vẫn tuân thủ các quy định và quy tắc an toàn.

Chương trình giáo dục mầm non mới hiện được triển khai thí điểm tại TP. HCM và một số địa phương. Những đổi mới giáo dục đang thay đổi toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, đặt nền móng cho việc hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.