Sống dậy di sản Châu bản triều Nguyễn

Người ta thường nghĩ các tư liệu cổ thì thường khó đọc, khó hiểu, ngay cả với giới học thuật thì cũng khó tiếp cận để tra cứu. Nhưng hiện tại, người Hà Nội đã có thể chiêm ngưỡng đầy đủ theo cách rất sinh động di sản quý báu đã được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới: “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”.

Tư liệu giấy vốn dĩ khó trưng bày, khó chuyển tải thông điệp trong một lần tham quan. Ngược lại, công nghệ trình chiếu, nghệ thuật sắp đặt, làm tôn lên giá trị của tài liệu “Châu bản triều Nguyễn với chủ đề: Ký ức một triều đại" do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp thực hiện.

Triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản quý giá, trong đó có Châu bản. Thể hiện những thành tựu của 11 triều vua, từ thống nhất giang sơn, xác lập chủ quyền biển đảo, đến kiến thiết kinh đô, phát triển thịnh vượng về văn hóa và giáo dục, Châu bản triều Nguyễn còn lưu giữ  86.000 tư liệu gốc, lưu được bút tích phê duyệt trực tiếp của các hoàng đế.  Châu bản triều Nguyễn được khẳng định vừa là di sản vật thể vừa là di sản phi vật thể vô giá, hiếm có trên thế giới, không những “quý hiếm” mà còn “duy nhất”, và “độc bản” được bảo tồn đến ngày nay. Bởi những giá trị đặc biệt đó mà Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là "Di sản tư liệu thế giới".

Trưng bày lần này là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa trưng bày hiện vật gốc kết hợp với công nghệ trình chiếu. Đây cũng là một trong những bước đi đầu tiên mang tính thử nghiệm đối với trưng bày tài liệu lưu trữ tại Việt Nam. Khách tham quan còn được trực tiếp tương tác để khám phá thêm nhiều thông tin lịch sử thú vị từ Châu bản.

Châu bản triều Nguyễn được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.