Sông Hồng cuộn chảy giữa lòng Thủ đô

Dẫu trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, Hà Nội và mùa Thu vẫn cứ hòa vào nhau, tan trong nhau để biến thành “dòng chảy” bất tận của lịch sử, như con sông Hồng cuộn chảy mãi trong tâm thức mỗi người Hà Nội. Và tối nay (26/10), Bản giao hưởng hòa bình lại vang lên “Sông Hồng cuộn chảy nhớ thương” tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, H2 và trên các nền tảng số của Đài PT&TH Hà Nội.

Cả nghìn năm, cả triệu năm và cho đến bây giờ, sông Hồng vẫn đang cuộn chảy. Cũng bấy nhiêu thời gian, con người nương nhờ dòng sông, gửi vào đó những nhớ thương, khát vọng và những nguyện cầu. Cầu cho hòa bình bền lâu. Cầu cho sông Mẹ thênh thang dòng chảy, không ngừng nghỉ. Và hàng năm, cứ độ tháng 10, Bản giao hưởng Hòa Bình lại vang lên “Sông Hồng cuộn chảy nhớ thương”.

Gắn bó với Thủ đô hơn 20 năm, chưa từng có giây phút nào Hường được đứng trước mênh mông sóng nước của Sông Hồng. Nhưng chỉ cần lướt qua những cây cầu bắc ngang sông trong những phút giây ngắn ngủi mỗi lần rời Hà Nội, cảm xúc mênh mang trong Hường về một dòng sông Mẹ vẫn nguyên vẹn như lần đầu. Lúc đó, những dòng suy tưởng miên man luôn gợi cho Hường suy nghĩ về một dòng sông chảy giữa lòng thành phố. 

Sông Hồng - một con sông chảy qua thời gian, chảy qua lịch sử, chảy qua ký ức triệu triệu cuộc đời, qua trái tim mỗi người, hòa vào thơ ca, âm nhạc. Có lẽ chính vì thế mà nhà thơ tài danh sinh ra bên bờ sông Mẹ, nhà thơ Lưu Quang Vũ phải thốt lên: “Ôi! Sông Hồng, mẹ của ta ơi. Người chứa chất trong lòng bao điều bí mật”.

Những ngày tháng 10 này, người dân Thủ đô và cả nước đón nhận tin mừng khi Hà Nội sẽ phát triển đô thị hai bên bờ sông Hồng. Thêm nhiều cây cầu vóc dáng hiện đại nối đôi bờ, đẹp và bề thế hơn nhiều những cây cầu hiện có. Những công viên, quảng trường, đại lộ, bến tàu hiện lên. Đô thị hai bên bờ sông Hồng xóa đi sự bức bối, chật hẹp của hiện thời, hướng đến sinh thái xanh. Và sông Hồng chảy giữa lòng thành phố, đầy năng lượng, như lời bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi: “Hồng Hà cuốn, ngàn nguồn sóng, tràn đầy dâng…”

Chương trình nghệ thuật “Bản giao hưởng hòa bình” năm 2023 với chủ đề "Sông Hồng cuộn chảy nỗi nhớ thương".

Một ngày mùa thu miên man cùng rất nhiều nỗi nhớ, đi cùng với nỗi nhớ sông Hồng, mời bạn lắng nghe những ca khúc về Hà Nội sẽ có trong Bản giao hưởng Hòa bình năm 2023 của Đài Hà Nội mang chủ đề “Sông Hồng cuộn chảy nỗi nhớ thương” sẽ diễn ra vào 20h tối nay 26/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, H2. Ngoài ra, chương trình cũng được phát trực tuyến trên App HANOI ON, website hanoionline.vn, kênh phát thanh FM 96 và các nền tảng số của Đài Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.

Sự hiện hữu của thời gian trở nên rõ rệt là khi trên khuôn mặt xuất hiện thêm những nếp gấp, một vài vết tàn nhang cùng màu tóc dần ngả bạc. Thời gian vô tình khiến những hoạt động mà mình vốn yêu thích bỗng trở nên khó thực hiện, mặc dù lòng nhiệt huyết vẫn còn nhưng tuổi tác và khuôn mặt đã không còn phù hợp nữa rồi.

Phố bắt đầu ngày mới bằng những sắc hoa thuỳ mị trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi xinh màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương mùi bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Thấm thoắt, ngoại tôi đã về miền mây trắng đoàn tụ với ông bà tổ tiên được mười sáu năm rồi. Từ ngày ngoại mất, số lần tôi theo mẹ về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mỗi năm tới ngày giỗ ngoại, tuy không nói ra nhưng tôi cảm nhận được nỗi buồn nghẹn lại trong lồng ngực mẹ nếu năm đó mẹ không thể sắp xếp về quê thắp cho ngoại nén hương.

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.