Sông Hồng sẽ là một trục phát triển của Thủ đô

Quy hoạch Thủ đô mới vừa được Hội đồng Thẩm định xem xét chiều 23/2/2024 để hoàn thiện trình Trung ương thông qua và thực hiện. Theo đó, Hà Nội hướng tới là một thành phố phát triển, đáng sống, với những giá trị văn hóa và lịch sử riêng có… Đặc biệt, sông Hồng sẽ trở thành một trục phát triển xanh, có tính chất trung tâm của đô thị Hà Nội hai bên bờ sông.

Chiều 23/2, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.

Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện lãnh đạo các bộ; lãnh đạo Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội.

Nhiều ý kiến tâm huyết giúp hoàn thiện quy hoạch Thủ đô

Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 Bộ, cơ quan Trung ương; 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập quy hoạch.

Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Hội đồng thẩm định đánh giá cao báo cáo quy hoạch Thủ đô Hà Nội được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Các ủy viên phản biện của Hội đồng nhận định quy hoạch Thủ đô là lĩnh vực khó với nhiều đặc thù, vì vậy có những mục tiêu cụ thể, chi tiết cho từng lĩnh vực.

Nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đưa ra giải pháp quy hoạch không gian phát triển. Thành công của đô thị Hòa Lạc là một ví dụ điển hình về quy hoạch không gian phát triển.

Đóng góp vào mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, GS.TS Đào Xuân Học đưa ra các giải pháp về hình thành không gian văn hóa sông Hồng.

Nhiều ý kiến tâm huyết giúp hoàn thiện quy hoạch Thủ đô.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định, Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, ngay sau buổi làm việc ngày 23/2, các bộ phận chức năng sẽ sớm bổ sung, hoàn thiện quy hoạch Thủ đô. Bí thư Thành ủy cũng làm rõ một số nội dung mà thành viên Hội đồng quan tâm.

Thay mặt Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng đã thông báo kết quả bỏ phiếu, với 31/31 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội định hướng xây dựng đô thị hai bên sông Hồng

Nghiên cứu mô hình “thành phố trong thành phố", cấu trúc không gian với trục xanh sông Hồng là một trong những định hướng chính được thành phố Hà Nội đề xuất trong điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô. Sông Hồng được định hướng là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông.

Hà Nội định hướng xây dựng đô thị hai bên sông Hồng.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đề xuất gồm:

5 không gian phát triển: Không gian số; không gian văn hóa; không gian ngầm; không gian xây dựng và không gian xanh, công cộng.

5 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô; hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô; hành lang kinh tế Bắc Nam; hành lang kinh tế Tây Bắc và vành đai kinh tế là sự kết hợp giữa vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô.

5 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng trung tâm; vùng Bắc sông Hồng; vùng Tây Nam Thủ đô; vùng phía Nam Thủ đô và vùng phía Bắc Thủ đô.

5 vùng đô thị gồm đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc và đô thị phía Nam.

5 trục động lực phát triển gồm: Trục sông Hồng; trục hồ Tây - Sơn Tây - Ba Vì; trục Nhật Tân - Nội Bài; trục hồ Tây - Cổ Loa và trục liên kết phía Nam (trục liên kết vùng).

Đồ án nêu rõ trục sông Hồng là trục động lực chính, được cấu trúc sẽ là trục xanh làm trung tâm phát triển cân đối không gian hai bên sông; phía bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng kết nối đô thị phía Nam để trở thành động lực phát triển. Khu vực hành lang xanh sông Hồng, sông Đuống là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố, gắn với trục hồ Tây - Cổ Loa, tạo trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội.

KTS Kim Do Yeon – Tổng Giám đốc Công ty Jaud Co, Ltd, Hàn Quốc cho biết: “Trước đây, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cũng giống như Thủ đô Hà Nội bây giờ, chật trội và quá tải trong các quận nội đô. Từ khi Seoul mở rộng dọc theo hai bên sông, thì các bạn đã thấy Thủ đô chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Thành phố Hà Nội cần dành nguồn lực phát triển đô thị dọc sông Hồng và đầu tư kết nối hạ tầng giao thông, đặc biệt đầu tư đường sắt đô thị, cao tốc giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Thành phố cần sớm có chính sách thu hút nhà đầu tư có năng lực để xây dựng những đô thị mới, đô thị chức năng theo quy hoạch đủ sức cạnh tranh với nội đô. Các đô thị vệ tinh có hạ tầng kỹ thuật và xã hội tốt sẽ thu hút người dân sinh sống, giảm tải cho nội đô."

Theo đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, sông Hồng sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của thành phố. Sông Hồng kết hợp với 5 trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây- Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch tới đây.

Thêm 13 cây cầu qua sông Hồng và vị thế của Hà Nội

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn tới Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng thêm 9 cây cầu vượt sông Hồng. Thành phố cũng vừa đề xuất bổ sung thêm 4 cây cầu khác trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Những cây cầu mới qua sông Hồng không chỉ khai thác tiềm năng quỹ đất hai bên bờ sông, giúp giải bài toán ách tắc Hà Nội đang phải đối mặt, mà còn tăng kết nối, phát triển kinh tế-xã hội liên vùng Thủ đô.

Cầu Tứ Liên được mong chờ sớm triển khai nhất.

Cầu Tứ Liên có lẽ là cây cầu người dân mong mỏi sớm triển khai nhất. Tứ Liên là một trong 9 cây cầu mới sắp được triển khai theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Các cây cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở trên đường Vành đai 4, Thăng Long mới trên trục vành đai 3 song song với cây cầu hiện tại, Thượng Cát, Ngọc Hồi trên đường vành đai 3,5, cầu Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc trên đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, dự kiến trong năm 2024, thành phố sẽ khởi công 4 cây cầu là Thượng Cát, Mễ Sở, Hồng Hà và Vân Phúc.

Hà Nội sẽ thêm 13 cây cầu qua sông Hồng.

Năm 2023, trong quá trình rà soát tình hình thực hiện quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2030 – 2050 và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố Hà Nội đề xuất bổ sung thêm 4 cây cầu vượt sông Hồng nữa. Theo các chuyên gia, mỗi cây cầu không đơn giản chỉ phục vụ giao thông, mà còn minh chứng cho vị thế của Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của Bộ Nội vụ, quy định về số lượng công chức cấp phường hiện đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho những phường có quy mô dân số lớn ở Hà Nội.

Khối thi đua số 3 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 1/11, đã tổ chức tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng và công tác khen thưởng năm 2024 tại huyện Sóc Sơn.

UBND TP Hà Nội đã lấy ý kiến người dân hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn, nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Đến nay, Hà Nội đưa ra dự thảo lần hai với những quy định cụ thể hơn.