Sông Hồng xuất hiện lũ lớn hiếm gặp

Lũ trên sông Hồng ở Lào Cai tiếp tục lên với cường suất trung bình khoảng 20 cm mỗi giờ, chuỗi số liệu quan trắc đã thu thập được cho thấy đây là trận lũ lớn hiếm gặp trong nhiều năm trở lại đây.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu và hậu siêu bão số 3 (bão Yagi), từ chiều 7/9 trở đi, các khu vực trong tỉnh Lào Cai có mưa trên diện rộng.

Nhiều địa phương có mưa to, mưa rất to, một số nơi có mưa đặc biệt lớn trên 200 mm/ngày. Kết hợp với mưa lớn đầu nguồn phía Trung Quốc, khiến nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn gây lũ cao trên sông Hồng, đoạn chảy qua thành phố Lào Cai.

Nhiều khu dân cư ở khu vực ven sông Hồng thuộc địa phận phường Kim Tân và Cốc Lếu bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Báo Lào Cai.

Lúc 7 giờ 9/9, Trạm thủy văn Lào Cai quan trắc được mực nước lên tới 83,91 m (cao trên báo động 3 là 0,41 m), biên độ lũ 7,43m.

Hiện lũ trên sông vẫn tiếp tục lên với cường suất trung bình khoảng 20 cm mỗi giờ. Dự báo đỉnh lũ cao nhất có khả năng đạt mức 84,50 - 85,00 m; cao trên báo động III khoảng 1 - 1,5 m.

Thời gian xuất hiện đỉnh khoảng 12-13 giờ trưa ngày 9/9. Lũ lên cao đã gây ngập úng sâu, mang đất cát vùi lấp rất nhiều cây trồng, hoa màu, rau xanh của người dân canh tác dọc hai bên sông.

Khoảng 13 giờ ngày 8/9, tại thôn Hòa Sử Pán 1, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa đã xảy ra sạt lở lớn từ trên núi cao xuống khu dân cư, vùi lấp 4 ngôi nhà của 4 gia đình với tổng số 26 nhân khẩu. Ảnh: TTXVN.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Lào Cai, chuỗi số liệu quan trắc đã thu thập được cho thấy đây là trận lũ lớn hiếm gặp trong nhiều năm trở lại đây.

Ngày 9/8/2008, trên sông Hồng từng xuất hiện lũ lớn, đỉnh lũ cao nhất lên tới 84,91 m (cao trên báo động 3 là 1,41 m).

Trong 12h qua, lũ trên sông Hồng tại Lào Cai, Bảo Hà, suối Nhù tại Văn Bàn đang lên nhanh do ảnh hưởng mưa lớn trên lưu vực kết hợp với điều tiết xả lũ của các hồ chứa phía thượng nguồn.

Tính đến trưa 9/9, mưa lũ đã làm 19 người chết tại Lào Cai; 1 người tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa mất tích, 12 người bị thương (thị xã Sa Pa 10 người, huyện Bát Xát 02 người).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.