Sông Tô Lịch có cơ hội hồi sinh

Luôn trong tình trạng ô nhiễm cao, sông Tô Lịch được biết đến như một “dòng sông chết” và là nỗi ám ảnh đối với người dân sinh sống xung quanh. Với quyết tâm hồi sinh dòng sông có nhiều giá trị, ý nghĩa lịch sử này, thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Với việc đưa nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất Hà Nội này vào hoạt động, chắc chắn sông Tô Lịch sẽ sớm trong xanh trở lại vào một ngày không xa.

Sông Tô Lịch mang một giá trị văn hóa lớn, được coi như long mạch của thành Thăng Long. Trải qua nhiều thăng trầm biến cố cũng như trước sự đô thị hóa nhanh của thành phố, nhiều đoạn sông bị lấp dần, khiến Tô lịch trở thành con sông không có nguồn.

Dần dần, đoạn sông lộ thiên chỉ còn là một kênh thoát nước thải dài gần 14km của Thành phố. Tô lịch đã trở thành "một dòng sông không chảy". Hàng chục năm qua, nhiều giải pháp đã được thử nghiệm với kỳ vọng "hồi sinh" sông Tô nhưng đều chưa mang lại kết quả khả quan.

Tô Lịch cần chảy trở lại! Quyết tâm lớn này đã được thành phố cụ thể hóa bằng nhiều giải pháp đồng bộ đang được thực hiện cùng lúc. Đây được đánh giá là những phương án mang tính khả thi cao, giúp sớm khơi thông dòng chảy sông Tô.

Sông Tô hiện đang không chảy, dòng chảy duy nhất của nó hiện nay là các cống thải. Một trong những lý do khiến sông không chảy là lượng bùn thải trong nước rất lớn. Ước tính, bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước.

13,8km sông Tô Lịch, có tới 456 điểm xả thải

Một trong những lý do khiến sông không chảy là lượng bùn thải trong nước rất lớn. Với 13,8km sông Tô Lịch, có tới 456 điểm xả thải ra môi trường, do đó các điểm này đang được lên phương án đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của dự án nằm dọc bờ sông, nhằm thu gom triệt để nguồn nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, từ đây sẽ lọc ra cát và rác sau đó lọc thành nguồn nước sạch.

Bên cạnh lượng bùn thải ứ đọng lớn, một trong những lý do nữa khiến sông Tô không chảy là không có nguồn cấp nước. Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2-8m. Các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá.

Sông Tô phải chảy trở lại!

Để thực hiện điều đó, Hà nội đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.  Trong đó, đề án làm sạch sông Tô Lịch và các con sông khác trong nội thành đã được Sở TNMT trình lên thành phố chờ phê duyệt

Quy hoạch thủ đô vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua, và có sự đồng bộ với quy hoạch ngành Thủy lợi. Theo đó, 2 đập tràn là Xuân Quan và Long Tửu đang được nghiên cứu đề xuất xây trên sông Hồng và sông Đuống. Mục tiêu là nâng mực nước của sông Hồng. Để từ đó, cấp nước trở lại cho các sông nội đô, trong đó có Tô Lịch.

Đặc biệt, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang gấp rút hoàn thiện để vận hành thử, đồng thời chính thức đi vào hoạt động trong năm 2024. Dự án có 4 gói thầu:

- Gói 1: Nhà máy nước thải Yên xá: diện tích 13,8ha; có chức năng xử lý nước thải  công suất 270.000 m3/ngày đêm

- Các gói thầu số 2,3 và 4:  hệ thống cống tách và thu gom toàn bộ nước thải công nghiệp, sinh hoạt để đưa về xử lý

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có mục tiêu chung đó là cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng cách phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra, đưa đến những dòng nước trong xanh, có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô.

PGS.TS Lê Văn Chín, Viện trưởng Viện Tài nguyên nước, Đại học Thủy lợi cho biết: "Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Yên xá có thể xử lý 70% lượng nước thải của toàn thành phố. Hà Nội đang có bước đi đúng hướng trong hồi sinh các con sông".

PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam chia sẻ: "Để sông Tô Lịch và các sông nội đô khác hồi sinh là hoàn toàn khả thi, nếu Hà Nội quyết tâm chính trị thật cao".

Với những giải pháp đồng bộ, cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh và bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình trong ngày 2/1.

Người đi xe ô tô khi dừng đỗ, mở cửa xe cần quan sát các phương tiện xung quanh. Việc mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn giao thông đã được phản ánh rất nhiều lần, tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chủ quan, sơ ý.

Một số lỗi vi phạm giao thông cơ bản như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè sẽ bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, tăng gấp nhiều lần so với mức xử phạt cũ. Điều này đã tác động đến tâm lý và hành vi của người dân tham gia giao thông.

Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm, khác và sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện.

Cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình) bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động do hàng loạt vi phạm về an toàn thực phẩm.

Hôm nay, 2/1, ngày thứ hai áp dụng Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đại bộ phận người tham gia giao thông đã ý thức và nề nếp hơn khi ra đường.