SpaceS - hệ thống internet vệ tinh toàn cầu của Trung Quốc
Internet vệ tinh là gì?
Ngoài hệ thống Internet thông qua cáp quang, việc kết nối internet thông qua mạng lưới vệ tinh đang nổi lên như một phương thức ưu việt.
Mạng lưới internet vệ tinh đề cập đến việc hình thành một mạng lưới quy mô toàn cầu bằng cách phóng một số lượng vệ tinh nhất định để cung cấp các dịch vụ liên lạc như truy cập Internet băng thông rộng tới các thiết bị đầu cuối mặt đất và trên không, đặc biệt cho các khu vực nông thôn với cơ sở hạ tầng kém phát triển và chịu nhiều thiên tai.
Đây được coi là chìa khóa để mở rộng các công nghệ như ôtô tự hành và các thiết bị hỗ trợ Internet dân sự khác. Starlink cũng đã chứng tỏ sự hữu ích quân sự trong xung đột Nga - Ukraine. Các binh sĩ Ukraine đã dựa vào Internet vệ tinh để truy cập mạng, điều khiển máy bay không người lái, liên lạc với sở chỉ huy.
Hiện nay, trên thế giới, hệ thống Starlink do công ty SpaceX của tỷ phủ Elon Musk triển khai đang là mạng lưới Internet vệ tinh băng thông rộng lớn nhất với gần 7.000 vệ tinh trên quỹ đạo, được cấp phép bay lên đến 12.000 vệ tinh trong vài năm tới trước khi hoàn thành mạng lưới hơn 40.000 vệ tinh.
SpaceS là gì?
Tham gia vào đường đua này, Trung Quốc cũng đang triển khai hệ thống internet vệ tinh SpaceS, hay còn gọi là SpaceSail. Còn có biệt danh "G60 Starlink", SpaceS của Trung Quốc được thiết kế với công năng tương tự hệ thống vệ tinh Starlink của Elon Musk, nhưng quy mô nhỏ hơn.
SpaceS được gọi theo tiếng Trung Quốc là “Qianfan”, nghĩa là “hàng ngàn cánh buồm”. Đúng như tên gọi, mỗi vệ tinh của hệ thống SpaceS được ví như một cánh buồm nhỏ trong một mạng lưới rộng lớn.
Hai vệ tinh thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này đã được phóng vào đầu tháng 11 năm 2019. Đến tháng 8/2024, tên lửa mang 18 vệ tinh mạng đầu tiên của SpaceS được phóng lên quỹ đạo.
Đầu tháng 11, tên lửa Trường Chinh 6a mang theo lô vệ tinh thứ ba của SpaceS được phóng từ Trung tâm Vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết, việc thiết lập các vệ tinh băng thông rộng cho phép các công ty của Trung Quốc cung cấp dịch vụ Internet trong nước và trên toàn thế giới, kiểm soát luồng dữ liệu và an ninh quốc gia.
Việc triển khai SpaceS được thực hiện bởi công ty Shanghai Spacecom Satellite Technology (SSST), có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc. Hệ thống SpaceS dự kiến sẽ hoàn thành phóng 108 vệ tinh quỹ đạo thấp trong năm nay, đến cuối năm 2025, hoàn thành phóng 648 vệ tinh, cung cấp vùng phủ sóng mạng khu vực, đến cuối năm 2030, sẽ hoàn thành phóng 15.000 vệ tinh, phủ sóng toàn cầu.
Các nhà phát triển SpaceS cho biết, dự án này được phát triển dựa trên nền tảng sản xuất vệ tinh thông minh. Giới khoa học nhận định, dự án này sẽ có những rào cản khi SSST và các công ty Trung Quốc mở rộng nhanh chóng số lượng vệ tinh, trong khi năng lực phóng vệ tinh chưa theo kịp.
SpaceS được kỳ vọng giúp kết nối Internet cho người dân ở vùng nông thôn Trung Quốc. Quốc gia này đang đẩy nhanh công nghiệp hóa với tốc độ cao, nhưng khoảng 300 triệu người vẫn chưa thể truy cập Internet thường xuyên. Trong khi đó, Starlink không phải lựa chọn cho người dùng Trung Quốc vì dịch vụ của Elon Musk chưa có giấy phép hoạt động tại đây.
Không chỉ phục vụ trong nước, SpaceS cũng hy vọng tìm thấy thị trường ở nước ngoài như Iran và Nga - những nơi cấm Starlink. Hồi tháng 11, công ty mẹ của SpaceS tại Thượng Hải cũng thông báo đã ký thỏa thuận với chính phủ Brazil, để triển khai Internet vệ tinh ở Brazil hai năm tới.
Tham vọng mở rộng mạng lưới Internet vệ tinh
Space S là 1 trong 3 mạng lưới vệ tinh lớn của Trung Quốc với tổng cộng 40.000 vệ tinh sẽ được đưa vào quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất. Hai dự án internet vệ tinh khác là Guowang của Tập đoàn Mạng lưới Vệ tinh Trung Quốc đặt mục tiêu có gần 13.000 vệ tinh và mạng lưới Honghu-3 của công ty vũ trụ tư nhân Landspace lên kế hoạch có 10.000 vệ tinh.
Việc phóng vệ tinh SpaceS diễn ra khi Trung Quốc xác định phát triển lĩnh vực không gian thương mại là một ưu tiên kinh tế. Trung Quốc đang muốn chứng minh vị thế là một cường quốc thống trị công nghệ vũ trụ bằng việc tăng cường các vệ tinh thương mại.
Ngoài mục đích thương mại, việc phóng vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc chú trọng đến việc kiểm soát thông tin, kiểm soát luồng dữ liệu của hệ thống vệ tinh băng thông rộng. Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã có những lo ngại về an ninh quốc gia đối với hệ thống vệ tinh do SpaceX của Mỹ điều hành.
Quốc gia này đã đạt được những bước tiến lớn trong chương trình không gian quốc gia đầy tham vọng của mình. Mục đích chương trình này là đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030, đồng thời phóng các vệ tinh liên kết với quân đội để định vị, liên lạc và giám sát.
Website của Google cập nhật thông tin rằng, các nhà quảng cáo trong nước sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam, thay cho Google Asia Pacific trước đây. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện từ ngày 1/4/2025.
Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024 đã được tổ chức với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đông đảo các nhà khoa học, trong đó, giải Đặc biệt trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 5 nhà nghiên cứu về học sâu (deep learning).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024, diễn ra vào tối 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
Tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024, nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm công nghệ đã cho thấy tiềm năng ứng dụng khoa học của Hà Nội đa ngành, đa lĩnh vực.
Tối 6/12, giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.
Giữa cái rét đầu mùa, tối 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang trải nghiệm đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội.
0