Su-35S của Nga hạ MiG-29 của Ukraine từ khoảng cách 200 km

Máy bay Sukhoi Su-35S của Nga mới bắn hạ một máy bay Mig-29 của Ukraine bằng tên lửa không đối không R-37M từ khoảng cách lên tới hơn 200km, tờ Rossiyskaya Gazeta đưa tin.

Kỳ tích của R-37M

Theo Topwar, chiếc tiêm kích MiG-29A được hiện đại hóa của không quân Ukraine đã bị hệ thống radar tích hợp trên máy bay IRBIS của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga phát hiện khi đang ở cách 270 km.

Phi công Nga sau đó đã phóng tên lửa R-37M vào đối phương đúng lúc chiếc MiG-29 chuẩn bị phóng tên lửa chống radar AGM-88B Block 3 HARM.

Tiêm kích Su-35 của không quân Nga

“Đã xác nhận. Tuyên bố của phi công cùng sự kiểm soát khách quan và xác nhận từ lực lượng vũ trang Ukraine cho thấy MiG-29 đã bị bắn hạ ở khoảng cách 213 km. Không ai trên thế giới có thể lặp lại điều này. Không ai cả” - các tác giả của kênh Telegram Voevoda Broadcasts cho biết.

Các chuyên gia nhận định đây là kỷ lục mới được ghi nhận về tầm bắn tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa máy bay.

Trước đó, hồi tháng 12 năm 2023, thông tin từ một kênh Telegram ủng hộ Nga cho biết một máy bay chiến đấu MiG-29 của lực lượng nhảy dù Ukraine cũng đã bị bắn hạ bởi một tên lửa không đối không tầm xa R-37M. Tên lửa này được cho là đã được phóng từ một máy bay phản lực MiG-31 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

R-37M - tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất thế giới

R-37M là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất thế giới. Theo thông số kỹ thuật được công bố, R-37 có tầm bắn 300 km và tốc độ bay tối đa gấp sáu lần tốc độ âm thanh. Điều này thực sự khiến R-37 trở thành một vũ khí siêu thanh.

Sự kết hợp giữa tốc độ cao và tầm bắn xa này giúp tên lửa có khả năng vô hiệu hóa máy bay địch trước khi chúng gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho lực lượng Nga.

R-37M là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất thế giới

R-37M thường được trang bị trên các máy bay chiến đấu của không quân Nga như MiG-31, Su-30SM và Su-35S, được thiết kế để tiêu diệt các tài sản trên không có giá trị cao như máy bay trinh sát và cảnh báo sớm trên không (AWACS), hệ thống Radar giám sát mục tiêu tấn công liên hoàn (JSTARS) và máy bay tiếp dầu.

R-37M là phiên bản cải tiến của tên lửa R-37 cũ, có những cải tiến đáng kể về tầm bắn, tốc độ và hệ thống dẫn đường. Tên lửa dài khoảng 4,06 mét, đường kính thân 0,38 mét và sải cánh dài 1,02 mét. Với trọng lượng khoảng 510 kg, đây là khí tài quan trọng được chế tạo cho các cuộc giao tranh tầm xa.

R-37M từng được sử dụng để bắn hạ máy bay chiến đấu Su-27 và MiG-29 của Ukraine, máy bay tấn công Su-25, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24M và Bayraktar. Theo các chuyên gia, R-37M hiện không có đối thủ trên thế giới về tầm bắn, tốc độ và độ cao của mục tiêu bị bắn trúng.

Không quân Ukraine phần lớn được trang bị các phiên bản máy bay lỗi thời được thừa hưởng từ quân đội Liên Xô. Nga tin tưởng rằng máy bay của NATO sẽ không thể thay đổi cán cân sức mạnh nếu chúng được chuyển giao cho Ukraine.

Chiến đấu cơ Nga có khả năng mang tên lửa R-37M sẽ có thể bắn trúng tiêm kích F-16 ở tầm xa. Tầm bắn của tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) của máy bay chiến đấu Mỹ hiện chỉ đạt 120 km, trong khi tầm bắn của R-37M là 300 km.

Không chỉ vậy, các chiến đấu cơ Su-30 và Su-35S của Nga còn vượt trội hơn F-16 trong không chiến tầm gần nhờ khả năng cơ động và kho tên lửa tầm ngắn lớn.

Bước ngoặt tích hợp R-37M và Su-30SM2

Một đoạn video được lan truyền trên các tài khoản Telegram của Nga hồi tháng 5 vừa qua cho thấy một máy bay chiến đấu Su-30SM2 của Nga đã cất cánh với hai tên lửa R-77-1 và kết hợp với hai phiên bản tên lửa R-37M.

Điều này có ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên Su-30SM2 được trang bị tên lửa R-37M. Trước đó, người ta tin rằng chỉ có máy bay chiến đấu Su-57, Su-35, MiG-35 và máy bay đánh chặn MiG-31 mới có khả năng mang loại tên lửa này.

Máy bay chiến đấu Su-30SM2 của không quân Nga được tích hợp tên lửa R-37M

Việc lắp đặt tên lửa không đối không tầm xa R-37M dưới cánh của Su-30SM2 được coi là một bước ngoặt lớn vì điều đó có thể giúp tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của dòng máy bay này.

Su-30SM2, phiên bản tiên tiến của dòng Su-30, có thể tận dụng tầm bắn mở rộng và vận tốc cao của R-37M để tấn công các mục tiêu cách xa tới 400 km. Sự cải tiến này giúp Su-30SM2 thậm chí còn hiệu quả hơn trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và đa nhiệm, củng cố vị thế là một đối thủ đáng gờm trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau.

Một khía cạnh quan trọng khác là lợi thế chiến lược mà loại tên lửa này mang lại. Su-30SM2, được trang bị R-37M, có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trên không có giá trị cao như máy bay trinh sát và cảnh báo sớm trên không, máy bay tiếp dầu và các máy bay hỗ trợ khác thường hoạt động ở khoảng cách xa và được bảo vệ tốt.

Sự tích hợp này cũng mang lại cho Su-30SM2 khả năng phá huỷ cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát của đối phương, có khả năng thay đổi động lực của các trận không chiến và các hoạt động quân sự rộng lớn hơn.

Máy bay chiến đấu Su-30SM2 của không quân Nga được tích hợp tên lửa R-37M.

Việc tích hợp R-37M cũng cho thấy những tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Nga và khả năng thích ứng của tên lửa với nhiều nền tảng khác nhau. Với việc trang bị tên lửa này cho Su-30SM2, Nga đã thể hiện khả năng hiện đại hóa và đổi mới đội bay hiện có mà không cần phải có máy bay hoàn toàn mới, tối ưu hóa hiệu quả về chi phí trong khi vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh trong chiến tranh trên không.

Về mặt chiến thuật, khả năng mang theo R-37M của Su-30SM2 cho phép máy bay thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, bao gồm đánh chặn tầm xa và chiến đấu ngoài tầm nhìn. Tính linh hoạt này rất quan trọng để duy trì ưu thế thống trị trên không, đặc biệt là trong các môi trường cạnh tranh, nơi khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa từ xa có thể là yếu tố quyết định.

Cuối cùng, việc bổ sung R-37M vào kho vũ khí của Su-30SM2 sẽ giúp tăng cường hệ số răn đe của loại tiêm kích này. Giờ đây, các đối thủ tiềm tàng sẽ phải cân nhắc đến mối đe dọa gia tăng từ loại máy bay chiến đấu có thể tấn công từ khoảng cách xa hơn với độ chính xác cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.

Nhiều bộ đàm do lực lượng Hezbollah sử dụng lại tiếp tục phát nổ ở nhiều thành phố tại Liban vào chiều tối nay (giờ địa phương). Hiện chưa có báo cáo thương vong.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Phong trào Hezbollah của người Shiite có trụ sở tại Liban vừa tuyên bố sẽ đáp trả Israel vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin khiến 11 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Anh Jaan Roose, một vận động viên người Estonia đã hoàn thành chuyến đi thăng bằng trên dây dài hơn 1.000 m, phía trên cây cầu Bosphorus nối liền châu Âu và châu Á.

Một trường nầm non ở Dubai đã sử dụng các công cụ công nghệ cao, được tích hợp trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ công việc giảng dạy cho giáo viên, giúp kích thích trí tưởng tượng và tăng khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ.