Sự biến đổi mặt tiền phố cổ

Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà. Thế nhưng những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân.

Nhu cầu kinh doanh đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính của các căn nhà mặt tiền ở khu phố cổ Hà Nội. Tầng một phố cổ Hà Nội đã trở thành một không gian hàng quán khổng lồ.

Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà.
Nhu cầu kinh doanh đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính của các căn nhà mặt tiền ở khu phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội có lẽ chỉ còn lại những không gian lưng chừng phố mang đậm nét cổ kính. Phía lưng chừng ấy không chỉ mang giá trị văn hóa lịch sử mà mang dấu tích của một thời kỳ phát triển đô thị.

Những không gian lưng chừng mang đậm dấu ấn kiến trúc thời kỳ thuộc địa.
Những vết tích xưa cũ vẫn còn đó.

Thế nhưng, tầng 2, tầng 3, những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân. Công năng của những căn hộ, ban công hay không gian lưng chừng phố cũng biến đổi theo. Trong khoảng không gian đó, có những nơi trở thành bếp, nhà kho, treo đủ thứ đồ, thò ra thụt vào...

Những không gian lưng chừng còn sót lại cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới.

Phố cổ Hà Nội có giá trị cao về kiến trúc vật thể và phi vật thể, là sản phẩm du lịch văn hóa có sức hút đối với du khách trong nước và thế giới. Tuy nhiên những giá trị ấy đang có nguy cơ mất đi do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động.

Đô thị hoá, cùng với nhu cầu xã hội thay đổi khiến kiến trúc và công năng của những căn hộ, ban công đã bị đổi thay và biến dạng. Điều này xuất hiện ở cả những ngôi nhà mới được xây dựng, ở cả những con phố mới. Mặt tiền và mặt tiện của những ngôi nhà mặt phố trong phố cổ hoặc những phố mới có lẽ cần có những điều chỉnh kiến trúc và thẩm mỹ đô thị, yêu cầu về sự an toàn.

Cần có sự quản lý chặt chẽ để nhũng không gian lưng chừng kia được gìn giữ.

Những không gian lưng chừng có giá trị kiến trúc độc đáo và quý giá của phố cổ Hà Nội, cùng với các khu phố mới, cần phải được nghiên cứu xây dựng, khôi phục, bảo tồn và phát huy được hết những giá trị quy hoạch kiến trúc của nó, đảm bảo sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.