Sự can dự của Mỹ vào xung đột Nga - Ukraine

Vụ rò rỉ tài liệu tình báo đang khiến các quan chức Mỹ vô cùng lo lắng. Dù hiện vẫn chưa thể xác minh được tính chính xác của những thông tin bị rò rỉ nhưng vụ việc đã cho thấy mức độ can dự của Mỹ vào cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Theo giới quan sát, các bằng chứng tới nay cho thấy, đây dường như là một vụ làm rò rỉ có chủ đích, không phải tấn công mạng để đánh cắp tài liệu. Chúng trông giống như các bức ảnh được chụp vội vàng về những tập hồ sơ. Một số tài liệu được dán nhãn không chia sẻ với nước ngoài, làm dấy lên khả năng một quan chức Mỹ có thể đã làm rò rỉ thông tin.

Trong khi cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ còn đang khẩn trương điều tra về vụ việc nêu trên thì hiện cả phía Nga và Ukraine đều đang đặt ra nghi vấn về tính chính xác của thông tin và liệu rằng đây có phải là cái bẫy hay không? Trong một tuyên bố với tờ Thời báo New York, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết các tài liệu chứa đầy thông tin hư cấu và Nga có thể đứng sau vụ việc

“Nga đang cố gắng gây ảnh hưởng đến tinh thần của Ukraine, gieo rắc sợ hãi, hoảng loạn, mất lòng tin và nghi ngờ. Mục tiêu là để làm ảnh hưởng tới chiến dịch phản công của Ukraine”, ông Mykhailo Podolyak nói. 

Hãng tin CNN dẫn nguồn tin cho biết Ukraine buộc phải thay đổi các kế hoạch quân sự sau khi tài liệu mật của Mỹ bị rò rỉ. Trong khi đó, Nga phủ nhận liên quan. Giới chuyên gia Nga cảnh báo rằng, có khả năng vụ việc tài liệu bị rò rỉ là chiến thuật cung cấp thông tin sai lệch của tình báo phương Tây nhằm đánh lạc hướng các chỉ huy quân sự của Nga trong việc hoạch định chiến lược trong tương lai. Vì vậy, họ cho rằng, giới chức Nga cần cẩn thận khi xem xét những thông tin này.

Trong khi đó, dù chưa thể xác minh được tính chính xác của những thông tin bị rò rỉ nhưng theo giới quan sát, vụ việc đã cho thấy sự can dự của Mỹ vào cuộc xung đột Ukraine nhiều hơn nhiều so với những gì đã được báo cáo trước đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.