Sự khác biệt giữa T-90 và Challenger 2

Sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi thừa nhận một chiếc xe tăng Challenger 2 bị bắn hạ tại Ukraine, giới quan sát phương Tây có dịp nhìn lại sự khác biệt giữa xe tăng T-90 của Nga và Challenger 2 của Anh.

(Video xe tăng Challenger 2 bị bắn hạ tại Ukraine)

Được coi là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Anh, chiếc xe tăng chiến đấu Challenger 2 bị hỏa lực của quân đội Nga bắn hạ tại Ukraine, thực sự là điều khó có thể chấp nhận.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps, việc tổn thất trên chiến trường là điều bình thường, nhưng với Challenger 2 thì lại là điều khó chấp nhận vì đây là loại xe tăng chiến đấu được phương Tây đánh giá khó có đối thủ. Vậy Challenger 2 có gì đặc biệt đến vậy?

Challenger 2 có gì đặc biệt?

Challenger-2 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của Anh, cùng thế hệ với xe tăng T-80 và T-90 của Nga.

Niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Anh, xe tăng Challenger-2

Bộ giáp của Challenger-2 được gọi là bộ giáp Chobham hay Dorchester, và được coi là bộ giáp tốt nhất thế giới. Trong khi thành phần cấu tạo của loại xe tăng này là bí mật nhưng được cho cứng hơn thép hai lần và có thể sống sót sau đòn tấn công trực tiếp từ xe tăng T-72 của Nga.

Xe tăng Challenger-2 nặng 70 tấn, nặng hơn đáng kể so với xe tăng T-90 vốn chỉ nặng 46 tấn đến 48 tấn. Xe tăng T-90 cũng có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với Challenger-2.

Challenger-2 có thể đạt tốc độ tối đa 58 km/giờ trên địa hình bằng phẳng và khoảng 40 km/giờ trên địa hình gập ghềnh. Với T-90, tốc độ tối đa là 59 km/giờ trên địa hình bằng phẳng và 45 km/giờ trên địa hình gập ghềnh.

Vũ khí chính của Challenger-2 là pháo nòng xoắn Royal Ordnance L30 120 mm, phạm vi hoạt động lên tới 4 km. Pháo Royal Ordnance L30 120 mm còn có thể bắn đạn nổ mạnh dẻo (HESH) và đạn APFSDS. Đạn HESH có tầm bắn xa hơn nhiều lên tới 8,04 km và hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu như tòa nhà và phương tiện có lớp bảo vệ mỏng.

Challenger-2 có thể mang 49 viên đạn, kể cả đạn HESH và đạn APFSDS cũng như đạn khói. Vũ khí phụ gồm hai súng máy 7,62 mm, một súng được gắn đồng trục với súng chính và súng còn lại đặt trên nóc xe.

Sự khác biệt giữa T-90 và Challenger 2

Hồi tháng 1, một chỉ huy xe tăng của Ukraine thừa nhận xe tăng T-90 của Nga có khả năng chiến đấu vượt trội, đồng thời nói rằng cần có 3 xe tăng hoặc “may mắn” mới có thể đối đầu dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến này của Nga.

Trong khi đó, xe chiến đấu hộ vệ tăng BMP-T đã bảo vệ và hỗ trợ đắc lực cho nhiều xe tăng của Nga trong các hoạt động tác chiến bọc thép. Xe chiến đấu hộ vệ tăng BMP-T được trang bị tốt để bảo vệ các xe tăng chiến đấu chủ lực trước các đợt phục kích của bộ binh đối phương, trước tên lửa dẫn đường chống tăng hoặc súng phóng lựu ở địa hình trống trải hoặc trung tâm đô thị.

T-90M còn có lớp giáp lưới ở phần dưới tháp pháo và lớp giáp thanh ở phía sau để cải thiện khả năng bảo vệ trước súng phản lực chống tăng.

Xe tăng T-90 của Nga

T-90M có hệ thống đối kháng, kích hoạt lựu đạn khói giúp che giấu phương tiện nếu bị tia laser chiếu vào, từ đó giảm thiểu khả năng bị trúng vũ khí dẫn đường chống tăng của đối phương.

Kích thước nhỏ và sự gọn gàng của T-90 cho phép nó di chuyển trong không gian chật hẹp như rừng núi, nhờ đó có thể cố thủ. Xe tăng T-90, hầu hết là biến thể A, được trang bị pháo nòng trơn 2A46M cỡ 125 mm, có thể bắn đạn APFSDS, đạn nổ mạnh (HE) và đạn phân mảnh (HE-FRAG) trong phạm vi 2 km – 3 km vào ban ngày và 2 km-2,6 km vào ban đêm.

Tuy nhiên, T-90M sở hữu pháo chính nòng trơn cải tiến 2A46M-4 cỡ 125 mm, có tầm bắn mở rộng 4 km- 5 km và được cho chính xác hơn 15%-20% so với pháo 2A46M tiêu chuẩn.

Vũ khí phụ của T-90 gồm một súng máy đồng trục 7.62mm và một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa gắn trên nóc xe được trang bị súng máy hạng nặng 12.7 mm.

Cả hai xe tăng Challenger-2 và T-90M đều có kính ngắm tầm nhiệt. Đáng chú ý, xe tăng T-90M bị quân đội Ukraine thu giữ hồi tháng 9-2022 được phát hiện trang bị vật liệu hấp thụ sóng radar (RAM) Nakidka. Lớp ngụy trang này được cho nhằm vô hiệu hồng ngoại, nhiệt và băng tần radar, đồng thời bảo vệ xe tăng trước các vũ khí dẫn đường dựa vào ảnh nhiệt để khóa mục tiêu.

Theo một số nguồn tin, khi chưa nhận được Challenger-2, quân đội Ukraine đã tiêu diệt khoảng 50 chiếc T-90 và với sự hiện diện của 14 chiếc Challenger-2 thì khả năng tổn thất xủa xe tăng Nga có thể sữ tăng lên, một tướng chỉ huy của Ukraine nhận định.

Vũ khí nào đã hạ Challenger 2?

Nga có nhiều lựa chọn khác nhau trong kho vũ khí diệt tăng do phương Tây sản xuất. Trước tiên phải kể đến pháo nòng trơn 2A46 125 mm được trang bị trên xe tăng T-90, T-80, T-72 và T-64 của Nga. Loại pháo này có thể xuyên thủng giáp xe tăng NATO trong các cuộc đối đầu trực tiếp, với điều kiện triển khai hoạt động và hỗ trợ chiến đấu phù hợp.

Từ trên không, xe tăng phương Tây có thể bị tấn công bằng 9K121 Vikhr. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser gắn trên máy bay, được trang bị trên cường kích Su-25, trực thăng Ka-50 và Ka-52. Ngoài ra 9K121 Vikhr cũng có thể triển khai trên một số tàu chiến và tàu tuần tra ven biển.

Nga còn có 9M120 Ataka - một loại tên lửa chống tăng đầu đạn HEAT cuối thời Liên Xô, có thể được trang bị trên nhiều loại phương tiện chiến đấu bọc thép, cũng như máy bay trực thăng.

Binh sỹ Nga phóng tên lửa Kornet

Tên lửa chống tăng Kornet của Nga chính là loại vũ khí đã bắn hạ siêu tăng Challenger 2 do Anh sản xuất. Được phát triển từ những năm 1980 và 1990, lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1998, Kornet là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường cơ động được sản xuất rộng rãi, được thiết kế đặc biệt để chống lại các xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba mới nhất của NATO như Leopard 2, Challenger 2 và Abrams.

Mặc dù tất cả vũ khí kể trên gần như chắc chắn sẽ nằm trong trong số các thiết bị được Nga sử dụng để chống lại lực lượng thiết giáp của NATO ở Ukraine trong những tháng tới, nhưng Kornet là vũ khí duy nhất trong số đó được xác nhận là đã tiêu diệt xe tăng Đức và Mỹ.

Năm 2016 và 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng chục xe tăng Leopard 2A4 tham gia chiến đấu chống lại các chiến binh người Kurd và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Trong quá trình này, Ankara đã mất hàng chục xe tăng trong các vụ đánh bom ven đường, đánh bom xe tự sát và do vũ khí chống tăng do Nga sản xuất.

Kornet cũng thể hiện hiệu quả tương tự khi đối phó với xe tăng Abrams ở Iraq. Năm 2003, các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Iraq đã hạ gục 2 xe tăng Abrams và 1 xe thiết giáp Bradley trong cuộc giao tranh ở miền Nam bằng tên lửa Kornet.

Khoảng 7 chiếc Abrams khác, những chiếc này thuộc quân đội Iraq, đã bị IS phá hủy từ năm 2014-2016 bằng các tên lửa Kornet mà tổ chức khủng bố này thu được.

Bí mật đằng sau sự nguy hiểm của Kornet nằm ở các đầu đạn song song của nó có thể xuyên thủng lớp giáp thép đồng nhất dày tới 1.300mm (xe tăng Leopard 2A4 và Abrams có lớp giáp trước dày tối đa lần lượt là 800 và 700mm). Sau khi tiếp xúc với xe tăng đối phương, đầu đạn thứ nhất phát nổ, đầu đạn thứ hai sau đó tạo ra một luồng nhiệt cực lớn đốt cháy lớp giáp, tiếp đến khoang lái, giết chết những người bên trong và kích nổ các loại đạn dược trên xe tăng đối phương.

Kornet có tầm bắn từ 100-8.000 mét, khiến chúng trở nên nguy hiểm trong môi trường đô thị và cũng uy lực không kém trong các không gian mở và địa hình đồng bằng như phần lớn vùng Donbass và phía Đông sông Dnepr ở Ukraine.

Ngoài việc do binh sỹ vận hành, Kornet có thể được gắn trên xe thiết giáp Tiger được chỉnh sửa, xe bọc thép BMP-2 và MBD-2. Hệ thống này được gọi là Kornet-EM có 2 bệ phóng có thể thu gọn lại, mang 4 tên lửa Kornet, cộng với 8 quả đạn bổ sung./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Quốc phòng Nga thông báo các lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát thành công ngôi làng Rabotino mang tính biểu tượng quan trọng ở Vùng Zaporizhzhia.

Quân đoàn "Miền Bắc" của Nga đã kiểm soát thêm hơn 230 km2 ở phía Bắc tỉnh Kharkov. Các hoạt động quân sự quan trọng đang diễn ra trên hướng thành phố Volchansk và khu định cư lớn Liptsy.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận, quân đội nước này đã phải rút lui chiến thuật tại ít nhất hai vị trí ở vùng Kharkov do hỏa lực Nga.

Hệ thống phòng không Vòm sắt của Israel hôm 14/5 đã chặn hàng loạt rocket được bắn từ Gaza trong bối cảnh quân đội nước này quay trở lại chiến đấu ở phía Bắc Dải Gaza.

Một quan chức Lầu Năm Góc đã nghỉ hưu nhận xét, quân đội Mỹ đã bị Nga và các đối thủ tiềm năng khác vượt mặt trong lĩnh vực tác chiến điện tử, bao gồm cả công nghệ gây nhiễu dùng để hạ gục vũ khí của đối phương.

Tình hình ở mặt trận Kharkov đang rất nóng. Quân Nga có những bước tiến đáng kể khi kiểm soát thêm nhiều khu vực của Volchansk, đô thị tiền tiêu ở tỉnh Kharkov.