Sự thất bại của niềm tin vào con người
Trong cuộc sống, không tránh được những lúc phải đối diện với sự ngờ vực. Sự nghi ngờ thường trực nhất có lẽ luôn trong suy nghĩ của những người đi mua thực phẩm. Bởi có bao nhiêu người hoàn toàn tin lời người bán khẳng định về thực phẩm của họ là sạch, nhà tự trồng hay của nhà làm.
Hay trường hợp khi xảy ra tai nạn trên đường, trong lúc nạn nhân đang choáng váng nằm trên đường, nhiều người chạy đến giúp đỡ, trong số đó lại có kẻ lợi dụng hoàn cảnh, tự nhận là người quen nạn nhân để lấy cắp túi xách, xe cộ của người bị nạn. Trong khi có người tốt giúp đưa người bị tai nạn đi cấp cứu, nhưng người nhà họ nhầm tưởng là người gây tai nạn và gây khó dễ cho họ thì liệu rằng sau này ai còn dám giúp đỡ người hoạn nạn.
Có người bạn nói với tôi, nếu gặp người bị nạn trên đường, anh ấy sẽ gọi cấp cứu 115 hoặc gọi cảnh sát thay vì tự mình giúp họ. Đó là sự an toàn cần thiết để vẫn có thể giúp người mà không mang vạ vào thân.
Tôi nhận thấy làm người tốt thời nay không hề dễ dàng. Bởi con người đã mất niềm tin vào nhau đến độ số đông không còn tin vào sự tử tế một cách vô vụ lợi. Nguy hiểm hơn, người ta coi việc nghi ngờ người khác không trung thực với mình là đương nhiên.
Khi con người chấp nhận sự giả dối trong cuộc sống hàng ngày, đó là một sự suy thoái đạo đức. Xã hội sẽ đi về đâu khi con người cạn kiệt niềm tin vào nhau? Sự tiến bộ, văn minh chỉ có được khi xã hội hướng tới coi trọng sự trung thực và liêm sỉ. Tất nhiên xã hội nào cũng tồn tại sự dối trá, nhưng nó phải thuộc về thiểu số, phải bị lên án thay vì chấp nhận hay coi là mặc nhiên.
Sự thất bại của niềm tin vào con người quả là đáng sợ. Có lẽ trong sâu thẳm, ai cũng muốn được tin nhau, muốn tin vào những người xung quanh, muốn tin sự trung thực là giá trị nên được nuôi dưỡng và trân trọng./.
Mỏng manh, bé nhỏ và khiêm nhường nhưng in đậm trong ký ức tuổi thơ những đứa trẻ lớn lên từ đồng bãi ven sông, như thể nắng của cả mùa đông về tụ lại bên sông, rắc lên vồng cải nơi đồng bãi quê mình. Màu vàng của trời, màu xanh của cây hòa cùng màu nâu trầm của đất mẹ làm nên bức tranh cánh đồng hoa cải.
Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.
Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.
Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
0