Sự trở lại của phim lịch sử, cổ trang Việt
Năm 2023, điện ảnh Việt xuất hiện nhiều bộ phim lịch sử, cổ trang với những màu sắc mới mẻ. Đây được xem một tín hiệu đáng mừng cho thể loại phim này.
Vài năm gần đây có khá nhiều các phim lịch sử, cổ trang do tư nhân sản xuất phải chịu cảnh hẩm hiu vắng khách như "Huyền sử vua Đinh" ngưng chiếu ở rạp sau 10 ngày, lỗ nặng với doanh thu chỉ được 43 triệu đồng. Phim "Cậu Vàng" chỉ trụ được hơn hai tuần ở rạp với các suất chiếu thưa thớt mang về khoảng 3 tỷ đồng. Phim "Kiều" cũng chỉ thu được 2,7 tỷ đồng.
Năm 2023, hàng loạt phim có đề tài lịch sử, cổ trang được các nhà sản xuất trình làng bao gồm cả phim tư nhân và Nhà nước đặt hàng như: Hồng Hà nữ sĩ; Đào, Phở, Piano; Đất rừng phương Nam; Người vợ cuối cùng. Trong đó, hai phim lịch sử, cổ trang đang là các phim có doanh thu cao trong năm theo số liệu từ Box office Việt Nam là "Đất rừng phương Nam" đạt doanh thu hơn 140 tỷ đồng sau nhiều tuần giữ ngôi vị top đầu ngoài rạp; và "Người vợ cuối cùng" đã đạt hơn 96 tỉ đồng.
"Hồng Hà nữ sĩ" của đạo diễn Nguyễn Đức Việt, tác giả kịch bản là nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát. Phim kể về cuộc đời của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm qua những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời, và sự ra đời của bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng, do bà dịch tiếng Nôm từ bản tiếng Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn.
"Đào, Phở, Piano" lấy bối cảnh Hà Nội trong cuộc chiến 60 ngày đêm mở màn cho toàn quốc kháng chiến. Phim là câu chuyện về tình yêu Hà Nội và phẩm chất nghĩa khí của người Hà Nội được đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn ấp ủ kịch bản trong 10 năm qua.
"Người vợ cuối cùng" dựa trên tiểu thuyết Hồ oán hận của nhà văn Hồng Thái, phim lấy bối cảnh một vùng quê Bắc Bộ thời phong kiến nhà Nguyễn. Nội dung phim xoay quanh cuộc đời của Linh - cô gái nhà nghèo phải chấp nhận làm vợ ba cho ông quan để sinh con cho gia đình ông ta.
Các bộ phim đều được các nhà sản xuất đầu tư công phu từ bối cảnh, trang phục, đến số lượng diễn viên tham gia, điển hình như "Hồng Hà nữ sĩ" sử dụng bối cảnh ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Bình, với một số bối cảnh được phục dựng hoàn toàn để mô tả được chân thực nhất cảnh sinh hoạt của người dân quê và kinh đô Thăng Long vào thế kỷ 18.
Theo đó, "Người vợ cuối cùng" đã nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả và giới chuyên môn về bối cảnh, phục trang. Thậm chí, ở từng bộ trang phục của ba bà vợ, từ chất liệu, phong cách, phụ kiện đi kèm, cách mặc… cũng mang những ẩn ý mô tả xuất thân, tính cách và vị trí của từng người trong gia đình. Đây là điểm cộng mà không phải đạo diễn nào cũng lưu tâm nghiên cứu.
Nhiều Nhà sản xuất nhận định, thị trường phim nay đã khác xưa, số lượng rạp tăng lên nhiều so với 10 năm trước đây, quy mô thị trường lớn lên thì nhà sản xuất có niềm tin hơn. Các phim lịch sử đang chiếu rạp đều đạt được ngưỡng hoà vốn. Không chỉ phim lịch sử chiếu rạp đông khách, phim truyền hình cổ trang năm nay cũng đang có tín hiệu rất đáng mừng. Nhắc đến phim cổ trang thời gian gần đây, không thể không nhắc đến "Tết ở làng Địa Ngục" - bộ phim kinh dị cổ trang dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Thảo Trang. Series phim đã dẫn đầu cả hai nền tảng chiếu phim trực tuyến lớn ở Việt Nam nhiều tuần liền tiếp. Phim tạo điểm nhấn với phần trang phục, được coi là thuần Việt hoàn toàn, từ khăn vấn tóc, nón, váy đụp, quần áo nam giới…, dù cũng có những sáng tạo nhất định do không phụ thuộc vào một dữ kiện lịch sử cụ thể nào.
Bên cạnh đó, ngay khi series kinh dị cổ trang "Tết ở làng Địa Ngục" đang gây ấn tượng vì đậm văn hóa dân gian Việt Nam thì bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân công bố những hình ảnh tà mị của phim điện ảnh "Kẻ ăn hồn". Ngoài hình ảnh đám cưới chuột, khán giả còn bắt gặp những hình tượng đậm văn hóa Việt là bầy rối nước, thủy đình, bài vè...
Phim đề tài lịch sử được nhận định khá khó làm và khó có doanh thu tốt với tư nhân. Dù dư luận có khen, chê nhưng hiện tại, những tín hiệu tích cực mà các phim lịch sử, cổ trang gần đây mang lại cũng được xem là sự khích lệ cho những nhà đầu tư có thể tiếp tục sản xuất.
Vào tối ngày 19/12 (theo giờ Hà Nội), trailer đầu tiên của bom tấn "Superman: Legacy" đã được công bố, với cực ít thoại, chủ yếu là những phân cảnh đắt giá và những diễn viên thủ vai trong phim.
Điện ảnh Việt Nam ngày càng ghi dấu ấn với xu hướng khai thác vẻ đẹp của nhiều điểm đến du lịch quen thuộc, giàu giá trị văn hóa, đưa các cảnh đẹp của đất nước đến gần hơn với khán giả. Xu hướng này không chỉ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa mà còn nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ điện ảnh quốc tế.
Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vừa công bố danh sách rút gọn của 10 hạng mục Oscar. Đáng chú ý, tại đề cử cho Phim quốc tế xuất sắc nhất, có sự góp mặt của “Gia tài của ngoại” - đại diện duy nhất đến từ châu Á.
2 bộ phim “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, nằm trong dự án “Vì tình yêu Hà Nội” của Đài Hà Nội đã đi hơn nửa chặng đường. Hai bộ phim gây chú ý và nhận được sự quan tâm của truyền thông. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi cả hai đều là những dự án phim truyền hình được đầu tư kỹ lưỡng, với nội dung hấp dẫn và dàn diễn viên thực lực.
Thị trường phim Tết 2025 đang nóng lên với sự xuất hiện của hàng loạt dự án mới từ những đạo diễn, nhà sản xuất đình đám. Các bộ phim đa dạng về thể loại, câu chuyện gần gũi, ý nghĩa, phục vụ nhiều đối tượng khán giả.
Là một trong 3 phim điện ảnh ra mắt vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, “Yêu nhầm bạn thân” cũng là một trong những bộ phim được khán giả vô cùng mong chờ. Đặc biệt, “Yêu nhầm bạn thân” còn có sự góp mặt của Trấn Thành trong vai trò nhà đầu tư và đồng sản xuất.
0