Sửa đổi Luật Thủ đô - Đồng bộ phát triển đô thị

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất 16 chính sách, tập trung vào 4 định hướng lớn, bao gồm: tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mô hình chính quyền đô thị và nông thôn của Thủ đô.

Góp ý thảo luận tại Tổ, các đại biểu đều cơ bản đánh giá cao sự chuẩn bị của Hà Nội trong việc xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Nội dung đã thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí vai trò, định hướng phát triển cho cả vùng và cả nước.

Cho ý kiến về Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, ý kiến đại biểu cho rằng luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về mô hình thành phố trong thành phố, đây là mô hình hoàn toàn mới tại Hà Nội nhưng có thể xem xét đến việc triển khai thực hiện tại thành phố Thủ Đức để thành phố có thể tự quyết nhiều hơn.

Đi vào một số nội dung cụ thể, ý kiến đại biểu quan tâm đến vấn đề phát triển hạ tầng giao thông và một số hành vi bị cấm, ngừng cung cấp điện, nước đối với hành vi vi phạm quy định xây dựng.

Cần đánh giá một cách đầy đủ thực tế hiện nay của hạ tầng giao thông đô thị Thủ đô để cụ thể hóa trong luật thì mới phát triển được. Thủ đô các nước thì đưa dân vào các khu đô thị, sau đó dành đất cho giao thông, cho công viên cây xanh, giải trí, dịch vụ công cộng mới đáp ứng được yêu cầu này. Phải phát triển đường sắt đô thị  như tàu điện ngầm, là việc khó, mặc dù đã quy định trong luật nhưng chưa được quan tâm.

Theo lộ trình dự kiến, sau khi được Quốc hội xem xét, cho kiến tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra tháng 5 năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo Ban Tổ chức Thành uỷ, qua thực hiện nghiêm túc, toàn diện, thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố, công tác phát triển đảng viên có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sáng 8/5, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các vị đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri ba quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Sáng 8/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết việc thực hiện công tác phát triển Đảng; quản lý, rà soát, sàng lọc, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; triển khai ứng dụng hai phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” của Đảng bộ Thành phố.

Trong các ngày 06 và 07/05/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Ngày 8/5, Ban chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức phiên họp, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban chỉ đạo Đinh Tiến Dũng để thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo quý I năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới. Tham dự phiên họp có các Phó Trưởng ban chỉ đạo, các Ủy viên Ban chỉ đạo, Chánh thanh tra thành phố, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự thành phố.