Sửa Luật Đất đai tạo cơ chế quỹ đất cho du lịch

Trong kỳ họp bất thường sắp tới của Quốc Hội, Luật Đất đai sửa đổi cần phải được tổng hợp và điều chỉnh lại những nội dung còn tồn tại bất cập. Luật này cũng thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của rất nhiều cá nhân, đơn vị và các ban ngành chức năng. Một trong những nội dung đáng lưu ý là những chính sách cơ chế để tạo hạ tầng cho du lịch – một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Hiện nay có khoảng 100 dự án khu du lịch quy mô lớn đang đắp chiếu chờ được tháo gỡ từ các quy định của pháp luật. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ không khuyến khích được đầu tư du lịch, thậm chí làm "nản lòng" các nhà đầu tư, bản thân chính quyền địa phương cũng sẽ gặp khó khăn nếu muốn thúc đẩy đầu tư.

Trong khi đó, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, cũng chưa quan tâm đến chính sách tạo quỹ đất cho phát triển dự án bất động sản du lịch nên hạ tầng du lịch cũng khó tăng trưởng. Tại điều 79 dự thảo luật này quy định 30 trường hợp nhà nước thu hồi đất. Trong đó không có trường hợp thu hồi đất cho phát triển du lịch, vui chơi, giải trí. Điều này chưa tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút đầu tư hạ tầng du lịch. Bởi hiện nay các doanh nghiệp muốn có đất để làm dự án này phải thoả thuận với người dân, hoặc đấu giá quỹ đất của nhà nước gây tốn kém chi phí và mất thời gian.

TS. Đỗ Thanh Trung - Cố vấn Ban Giám đốc Phúc Khang Corporation cho biết: “Lựa chọn cho ngành du lịch phát triển hạ tầng nhanh trong một giai đoạn nào đó thì đưa vào cơ chế thu hồi. Còn nếu để cơ chế tự thỏa thuận dự án thì người dân sẽ có tiền bồi thường cao hơn, nhưng như vậy ta sẽ có nguy cơ chậm và khó khăn trong việc phát triển kinh tế nói chung, kinh tế du lịch nói riêng và kéo theo bất động sản thương mại dịch vụ sẽ gặp khó khăn".

Trước bất cập đó, có thể sửa lại nội dung này theo hướng: bổ sung trường hợp nhà nước thu hồi đất đối với khu vui chơi giải trí tổ hợp đa năng bên cạnh kinh doanh thương mại; dự án “khu đô thị mới” có quy mô trên 300ha vào vào Điều 79 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia Pháp lý bất động sản cho biết: “Chúng ta đưa ra trong luật về nguyên tắc các dự án du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn do Chính phủ quy định thì thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất. Từng thời kỳ, Chính phủ có thể quy định về hạn mức diện tích vốn đầu tư hoặc các điều kiện khác thì nhà nước được phép thu hồi đất để thực hiện dự án. Tôi cho rằng đây là phương án vừa có "van" có "khóa" và tránh câu chuyện thu hồi đất tràn lan cho các dự án du lịch nhỏ bé mà vẫn tạo phát triển kinh tế xã hội".

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết: “Du lịch rất cần hạ tầng và hiện nay hạ tầng cho du lịch ở Việt Nam thiếu rất nhiều. Luật Đất đai nên xem xét một cách kỹ lưỡng để tạo điều kiện cho hạ tầng du lịch có thể phát triển tốt, một trong những hạ tầng đó chính là khu đô thị phức hợp thương mại giải trí, vui chơi và rất nhiều các lĩnh vực liên quan”.

Với các dự án đã có cần bổ sung quy định các dự án quan trọng cấp quốc gia thuộc thẩm quyền của Quốc Hội, các dự án cấp nhà nước thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Các dự án quan trọng cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của HĐND, trong đó có thể cho phép kết hợp dự án nhà ở hoặc khu đô thị mới với thương mại, dịch vụ, khu vui chơi giải trí hoặc dự án có thu hồi đất có quy mô trên 300ha để phát triển khu đô thị mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.