Sửa luật để người đóng BHYT hưởng quyền lợi sàng lọc bệnh
Đáng chú ý, khám sàng lọc định kỳ trên người khỏe mạnh có Bảo hiểm Y tế hiện nay chưa được thanh toán mà chỉ được chi trả khám bệnh, chữa bệnh. Những quy định không còn phù hợp này rất cần được điều chỉnh trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8.
Anh Phùng Văn Dũng (xã Đồng Thái, huyện Ba Vì) đã tham gia Bảo hiểm Y tế từ nhiều năm nay, nhưng khi đi khám sức khỏe định kỳ không được chi trả BHYT. Lý do là theo Luật Bảo hiểm Y tế, phải có bệnh thì mới được chi trả bảo hiểm y tế, chứ khám định kỳ để phòng bệnh thì không được thanh toán.
Anh Dũng cho biết: "Tôi vẫn khỏe bình thường, nhưng sợ có bệnh vì gần một năm tôi chưa đi kiểm tra sức khỏe, tuy nhiên, tôi không được thanh toán BHYT. Tôi kiến nghị nhà nước sửa đổi bổ sung cho người dân được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám sức khỏe định kỳ".
Còn với trường hợp bà Dương Thị Nhung (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm), do không được khám sàng lọc phát hiện từ sớm, nên bà Nhung đã không biết bị ung thư vú, khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn. Tuy được bảo hiểm chi trả 80% nhưng bà Nhung vẫn phải đồng chi trả 20%, khoản tiền này không hề nhỏ.
Đối với các nhóm bệnh hiếm, bệnh nan y ở tuyến xã và tuyến huyện, người bệnh vẫn phải làm theo thủ tục, đến các cơ sở y tế để làm giấy tờ chuyển tuyến mới được hưởng BHYT. Điều này gây phiền hà, thậm chí nhiều người không đủ kiên nhẫn, thời gian chờ đợi mà bỏ tiền túi khám dịch vụ, mất đi quyền lợi hưởng BHYT, bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị bệnh. Những quy định không còn phù hợp này rất cần được điều chỉnh trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đang được Quốc hội thảo luận.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
0