Sửa Luật để phát huy giá trị di sản văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thiết thực chấn hưng văn hóa, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) đang dần hoàn thiện hơn và tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho công cuộc phát huy và bảo vệ giá trị của di sản văn hóa.
Trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể văn hóa phi vật thể đã được bổ sung thêm về việc hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện thực hành giao lưu hay tổ chức trình diễn… đã giúp các nghệ nhân, người thực hành có thể đóng góp hơn nữa vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, cho rằng: "Nghệ nhân chính là báu vật nhân văn sống, gìn giữ những giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến vai trò của người nghệ nhân và từ đó giúp cho di sản văn hóa của chúng ta, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể sẽ có sức sống, sẽ tồn tại bền vững trong cộng đồng cũng như phát huy phát triển kinh tế xã hội của đất nước".
Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: "Các nghệ nhân văn hóa dân gian cần được quan tâm đúng mức để khơi dậy, sáng tạo tiềm năng của chính họ để cống hiến cho các thế hệ tiếp theo. Đồng thời, cũng cần có các biện pháp để giữ được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam".
Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản là kịp thời và cần thiết. Chỉ khi luật bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, khi ấy, những vấn đề còn vướng mắc từ thực tiễn đối với câu chuyện di sản văn hóa mới mong được tháo gỡ.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
0