Sửa Luật Thủ đô để nhân tài ở lại Hà Nội

Dù đã có nhiều chính sách để mời gọi nhân tài, nhưng sau 10 năm, Hà Nội mới đón được hơn 100 thủ khoa xuất sắc về làm việc tại các sở, ngành. Với mục tiêu tạo chính sách đột phá để nhân tài ở lại Hà Nội, một trong 9 nhóm chính sách quan trọng đã được thể chế hóa tại Điều 16, Luật Thủ đô sửa đổi.

Chị Nguyễn Quỳnh Trang – Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản quận Hoàng Mai - Thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2012, nhận định: "Nếu đặt chế độ đãi ngộ với khu vực ngoài Nhà nước, có thể chế độ đãi ngộ của Nhà nước chưa bằng, hoặc chưa đáp ứng được đòi hỏi về mặt vật chất. Nhưng với tôi, đó chưa phải là yếu tố quan trọng. Điều quan trọng là sự coi trọng, sự ghi nhận, động viên của lãnh đạo với những cống hiến của các bạn trong quá trình làm việc. Đó mới là yếu tố quan trọng để các bạn sẽ ở lại lâu dài, phục vụ trong hệ thống chính trị của Nhà nước".

10 năm qua, mới chỉ có 103/1.000 thủ khoa quyết định ở lại Hà Nội.

Theo chế độ đãi ngộ hiện hành của Hà Nội, thủ khoa khi về làm tại Thủ đô được hỗ trợ một lần bằng 20 tháng lương tối thiểu. Sau hai năm làm việc, sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học trong nước hoặc nước ngoài, được hỗ trợ kinh phí làm khóa luận. Ngược lại, họ cũng phải cam kết làm việc cho thành phố 7 năm nếu hưởng mức hỗ trợ. Dù vậy, 10 năm qua, mới chỉ có 103/1.000 thủ khoa quyết định ở lại Hà Nội.

Cân nhắc phân quyền cho Hà Nội được quyết định số lượng tuyển dụng và các chế độ đãi ngộ đặc biệt, nội dung này đã được Luật Thủ đô sửa đổi đề cập và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ các chuyên gia.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa vấn đề thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành chính sách cần thiết đối với Hà Nội. Khi những chính sách được thông qua và áp dụng, Hà Nội sẽ có nhiều điều kiện để giữ chân nhân tài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.