Sửa quy định về quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

Các đối tượng áp dụng trong Nghị định bao gồm: Bộ Ngoại giao và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại; Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài và đối tượng khác được phía Việt Nam bố trí, cho thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại để sử dụng làm trụ sở, nhà ở tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Ảnh minh họa

Theo Nghị định, việc quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng và các pháp luật khác có liên quan. Trường hợp các Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đã ký. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch…

Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi (nếu có).

Đối với các cơ sở nhà, đất do Bộ Ngoại giao quản lý để phục vụ đối ngoại đang cho thuê theo Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) đã ký. Sau khi hết thời hạn thuê hoặc chấm dứt Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) trước thời hạn đã ký thì việc cho thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định 90/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2022, thay thế Quyết định 56/2014/QĐ-TTg về việc quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.

Sau một thời gian "sốt" nóng, giá ảo, hiện nay giá chung cư cũ đã qua sử dụng ở Hà Nội đang có dấu hiệu chững lại.

Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng.

Trong khi mặt bằng kinh doanh trên phố rơi vào tình trạng ế ẩm, thì tại các con ngõ ở Hà Nội, nhu cầu thuê đang ngày càng tăng cao.

Hàng chục khách hàng mua đất tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Nội) mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư trả đất và đề nghị cơ quan chức năng điều tra việc chủ đầu tư lừa dối, bán đất không có trong quy hoạch.