Sức hút của di sản Hà Nội

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ở số 19 Lê Thánh Tông, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm nghệ thuật sáng tạo.

Hoạ sỹ Nguyễn Thế Sơn - Giám tuyển triển lãm "Cảm thức Đông Dương" cho biết: “Chúng tôi muốn biến giảng đường, biểu tượng của tri thức, thành một sân khấu nghệ thuật đương đại, dần dần mang đến giá trị mới cho di sản, một không gian kiến trúc Đông Dương tiêu biểu của Hà Nội”.

Pavillon Viglacera Aurora tại quảng trường Cách mạng tháng 8 là một không gian trình diễn vũ điệu của ánh sáng và màu sắc kết hợp với các ý tưởng sáng tạo. Các sản phẩm vật liệu xây dựng đã được biến hoá trong các không gian nghệ thuật.

Trong những ngày qua, hàng chục nghìn lượt khách đã đến tham quan, tham gia các hoạt động của lễ hội, cho thấy sức hút của sáng tạo và di sản văn hoá trong đời sống cộng đồng. Ông Trịnh Hoàng Tùng- Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay: “Đây là một sáng tạo mới trong việc phát huy giá trị truyền thống và hiện đại, mang đến cảm hứng sáng tạo mới cho thế hệ trẻ”.

Từ nay đến hết ngày 17/11, các hoạt động trưng bày, triển lãm, các chương trình nghệ thuật, hoạt động cộng đồng tiếp tục diễn ra, thời gian tham quan từ 8h30 đến 17h hàng ngày. Riêng khu vực Cung Thiếu nhi Hà Nội và tuyến phố Tràng Tiền, trong các ngày cuối tuần sẽ mở thêm buổi tối đến 21h30.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.