Sức mạnh tên lửa Oreshnik, vũ khí mới nhất của Nga

Tên lửa Oreshnik mới được Tổng thống Vladimir Putin công bố đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế. Vũ khí siêu thanh tầm trung này được coi là một bước tiến đáng kể trong năng lực tên lửa của nước này. Một bước tiến có thể gây ra tác động sâu rộng cho cả cuộc xung đột Ukraine và an ninh quốc tế nói chung.

Với tốc độ và độ chính xác dường như không gì sánh kịp, cùng triển vọng sản xuất hàng loạt trong tương lai gần, tên lửa này có thể là một bước ngoặt đối với chiến dịch quân sự của Moscow.

Theo một số tuyên bố ban đầu, Oreshnik là bản nâng cấp của hệ thống tên lửa thời Liên Xô. Thế nhưng, theo tuyên bố mới nhất của Tổng thống Putin thì đây là một vũ khí hoàn toàn mới được phát triển từ công nghệ hiện đại của Nga. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, tên lửa này đại diện cho đỉnh cao của những nỗ lực vì một "Nước Nga mới". "Nó được tạo ra trên cơ sở những phát triển hiện đại, mới nhất".

Khả năng siêu thanh và chính xác

Tên lửa Oreshnik được mô tả là vũ khí tầm trung có độ chính xác cao, với tốc độ siêu thanh. Tổng thống Putin đã khẳng định rõ rằng mặc dù không được coi là vũ khí "chiến lược", nhưng khả năng của nó vẫn rất đáng gờm. Ông cho biết "Do sức mạnh tấn công của nó, đặc biệt là khi sử dụng quy mô lớn và thậm chí kết hợp với các hệ thống tầm xa có độ chính xác cao khác, việc sử dụng Oreshnik sẽ có sức mạnh tương đương với vũ khí chiến lược".

Tên lửa này được thiết kế để bay với tốc độ lên tới Mach 10 (khoảng 12.200km/giờ), tức là gấp khoảng mười lần tốc độ âm thanh. Tốc độ cao khiến nó cực kỳ khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại. Ông Putin khẳng định "Không có phương tiện nào trên thế giới có thể chống lại các tổ hợp kiểu Oreshnik", đồng thời giải thích rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây, bao gồm cả những hệ thống được triển khai ở Tây Âu, không thể đánh chặn các tên lửa di chuyển nhanh như vậy.

Lần đầu tiên sử dụng trong chiến đấu với Ukraine

Tên lửa Oreshnik lần đầu tiên được đưa vào chiến đấu vào ngày 21/11/2024, trong cuộc tấn công vào một cơ sở quốc phòng của Ukraine tại thành phố Dnepropetrovsk (người Ukraine gọi là Dnipro). Mục tiêu là khu phức hợp công nghiệp Yuzhmash, một địa điểm quốc phòng quan trọng của Ukraine, nơi sản xuất thiết bị tên lửa được thừa hưởng từ Liên Xô. Ông Putin nhấn mạnh, cuộc tấn công là phản ứng trước việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa, như hệ thống ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh, nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cho rằng "Xung đột khu vực ở Ukraine đã có các yếu tố mang tính toàn cầu", đồng thời nhấn mạnh những tác động rộng hơn của sự can dự của phương Tây.

Ukraine mổ xẻ tên lửa mới của Nga

Cơ quan an ninh Ukraine hôm Chủ nhật (ngày 24/11) cho biết, họ đã nghiên cứu các mảnh vỡ từ một tên lửa đạn đạo mới của Nga tấn công Dnipro vào ngày 21/11. Theo đánh giá công khai đầu tiên của Ukraine về vũ khí mới: tên lửa của Nga tấn công thành phố Dnipro của Ukraine ngày 21/11 đã đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/giờ và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu kể từ khi phóng.

Ukraine mổ xẻ tên lửa mới của Nga

Tổng cục Tình báo Quân đội (HUR) cho biết, vũ khí này có khả năng đến từ tổ hợp tên lửa Kedr, mà phó giám đốc Vadym Skibitsky nói với truyền thông Ukraine rằng có liên quan đến hệ thống Oreshnik và được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6/2021. Ban đầu, Kiev cho rằng Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhưng các quan chức Mỹ và NATO đồng tình với mô tả của Tổng thống Putin cho rằng vũ khí này là một tên lửa đạn đạo tầm trung.

Sản xuất hàng loạt và triển khai

Sau cuộc thử nghiệm thành công và lần đầu tiên sử dụng vũ khí mới, Nga tuyên bố sản xuất hàng loạt hệ thống này. Ông Putin xác nhận "Việc sản xuất hàng loạt Oreshnik đã được tiến hành trên thực tế". Các tên lửa được lên kế hoạch đưa vào Lực lượng tên lửa chiến lược (RSVS) của Nga. Điều này cho thấy rằng, chúng sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược quân sự dài hạn của Nga, với tiềm năng triển khai rộng rãi trong những tháng tới.

Ông Putin lưu ý rằng, quá trình phát triển tên lửa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, với các công nghệ trong nước đảm bảo rằng Moscow đã "đủ khả năng thay thế nhập khẩu". Điều này cho thấy rằng, Nga đã nỗ lực và thành công trong việc phát triển Oreshnik hoàn toàn bằng nguồn lực của riêng mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các linh kiện nước ngoài.

Tổng thống Putin nói Nga bắn tên lửa đạn đạo siêu thanh vào Ukraine để cảnh báo phương Tây

Tác động toàn cầu và tầm quan trọng chiến lược

Tên lửa Oreshnik có khả năng thay đổi động lực của cuộc xung đột Ukraine. Theo Tướng Sergei Karakayev, lãnh đạo Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Oreshnik "có thể tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu". Điều này khiến tên lửa không chỉ là vũ khí mạnh mẽ trong bối cảnh Ukraine mà còn có thể có những tác động địa chính trị rộng hơn nếu căng thẳng leo thang hơn nữa.

Mặc dù Nga chưa mô tả rõ ràng tên lửa này là vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng độ chính xác và sức mạnh hủy diệt của nó có nghĩa là nó có thể được sử dụng để nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở các quốc gia thù địch. Theo quan điểm của Tổng thống Putin, nó mang lại cho Nga một lợi thế công nghệ mà hiện tại không có quốc gia nào khác có thể sánh kịp.

Phản ứng quốc tế và diễn biến trong tương lai

Tên lửa Oreshnik đã khiến phương Tây lo lắng. Việc sử dụng vũ khí mới này, kết hợp với xung đột ở Ukraine, đòi hỏi các nước này phải tăng cường năng lực phòng không. Các quan chức Ukraine đã tìm đến Mỹ để xin thêm các hệ thống tiên tiến, có thể bao gồm Patriots hiện đại hóa hoặc thậm chí là tên lửa Aegis. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy có khả năng chống lại Oreshnik một cách hiệu quả.

Nga có thể triển khai tên lửa tầm trung, tầm ngắn ở châu Á nếu tên lửa của Mỹ xuất hiện ở đó

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov không loại trừ khả năng triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như một biện pháp trả đũa Mỹ. Trả lời phóng viên về việc liệu Nga có đang cân nhắc khả năng triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại các nước châu Á hay không, ông Sergei Ryabkov nói: "Tất nhiên, đây là một trong những phương án cũng đã được nhắc đến nhiều lần. Sự xuất hiện của các hệ thống như vậy của Mỹ tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới sẽ quyết định các bước tiếp theo của chúng tôi, bao gồm cả phản ứng quân sự và kỹ thuật quân sự".

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hôm thứ Hai khẳng định rằng, số phận của lệnh hoãn triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Nga hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của Mỹ. Ông cho biết hiện không có hạn chế nào đối với việc triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mới của Nga theo các nghĩa vụ quốc tế hiện hành.

Đồng thời, bản ghi nhớ năm 1998 giữa Nga và Mỹ về thông báo phóng tên lửa vẫn có hiệu lực và tuân thủ tài liệu này, Nga đã thông báo cho Mỹ về vụ phóng thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu.

Khi được hỏi liệu Mỹ có cố gắng liên lạc với Nga sau vụ phóng thử nghiệm hay không, nhà ngoại giao này trả lời là không. Ông Ryabkov cho biết các căn cứ của Mỹ ở châu Âu, bao gồm cả những nơi triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, đều có trong danh sách mục tiêu tiềm tàng của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Hai cho biết, các lực lượng Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa nhiệt áp để tấn công các vị trí phòng thủ kiên cố của Ukraine ở phía Nam Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Ngày 26/11, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản đã thông báo dừng thử nghiệm động cơ của tên lửa Epsilon S, sau khi xảy ra hỏa hoạn tại địa điểm thử nghiệm là Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở miền Tây Nam Nhật Bản.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 25/11, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết, hiện Bộ Quốc phòng Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy lính Triều Tiên đang hiện diện trên các phần lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát hoặc đang tiến về hướng đó.

Theo tờ Bloomberg, lần đầu tiên kể từ khi Thủ tướng Keir Starmer lên nắm quyền, Anh đã chuyển giao hàng chục tên lửa hành trình Storm Shadow cho Ukraine .

Chịu ảnh hưởng bởi đợt lạnh đầu mùa, hầu hết các khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc đang trải qua đợt rét đậm và mưa tuyết trên diện rộng. Cơ quan khí tượng Trung Quốc đã khởi động ứng phó khẩn cấp ở nhiều nơi để đối phó với đợt lạnh lần này.

Fiji vừa ký thỏa thuận quốc phòng lịch sử với Mỹ. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy hợp tác quân sự và hoạt động hỗ trợ hậu cần giữa hai nước.