Sức mua tại châu Âu đang giảm
Chi phí năng lượng cao, nguồn cung khan hiếm và lạm phát ở mức cao nhất 50 năm qua đã đẩy chi phí của các doanh nghiệp tăng cao. Các doanh nghiệp buộc phải chia sẻ bớt chi phí sang cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá, từ năng lượng, đến thực phẩm và sau đó là dịch vụ. Trong khi đó, mức thu nhập của người lao động lại giảm đi.
Tất cả các yếu tố trên khiến người tiêu dùng châu Âu phải thắt lưng buộc bụng. Các cuộc khảo sát đối với các nhà quản lý mua hàng cho thấy, nền kinh tế đang suy giảm ở tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực đồng euro. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở Hy Lạp, Serbia và Pháp.
Theo tờ The Wall Street Journal, hơn 1/2 người châu Âu được khảo sát nói rằng sức mua của họ đã giảm trong ba năm qua. Trong số những người được phỏng vấn, 89% cho rằng giá cả tăng cao là nguyên nhân chính.
Các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu có thể cắt giảm, nhưng lương thực là nhu yếu phẩm hàng ngày thì vẫn phải chi tiêu. Người dân chỉ có thể cắt giảm chi tiêu dành cho nhóm thực phẩm cao cấp. Người Pháp ít ăn gan ngỗng và uống rượu vang hơn. Tại Đức, tiêu thụ thịt và sữa hiện thấp nhất 3 thập kỷ.
"Tôi cố gắng chi tiêu số tiền bằng với trước đây, điều đó có nghĩa là tôi phải mua ít hơn. Bây giờ thật khó khăn, chúng tôi cần so sánh giá cả, chúng tôi cần cân nhắc. Chắc chắn tôi sẽ chọn mua ít hơn", một người dân Pháp nói.
Theo một cuộc thăm dò của Elabe, 8/10 người tiêu dùng Pháp đã từ bỏ thói quen thường xuyên mua sắm thực phẩm cao cấp trong những tháng gần đây. Khoảng 55% cho biết, họ đã ngừng mua một số sản phẩm hoàn toàn và 44% nói họ đã chuyển sang các sản phẩm rẻ hơn.
Lạm phát ở EU hiện ở mức 5,3% và vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương châu Âu ECB. Điều này thúc đẩy ECB tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chi phí đi vay cao hơn đang đè nặng lên quyết định đầu tư và chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế của các nước châu Âu.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0