Sức sáng tạo không ngừng của nghệ sỹ mỹ thuật trẻ
Dễ dàng nhận thấy nhất là tính đột phá trong tác phẩm và loại hình đồ họa đã xuất hiện nhiều và phong phú hơn hẳn. Sau 5 tháng phát động, Ban Tổ chức Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ VII đã nhận được 1.050 tác phẩm của 300 tác giả trong cả nước gửi về tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 148 tác phẩm của 121 tác giả để trưng bày triển lãm. Mỗi tác phẩm đều đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương đại với góc nhìn của những người trẻ, phản ánh sự phát triển của các loại hình nghệ thuật đương đại hiện nay.
Họa sĩ Ngô Duy Hiển chia sẻ: “Chất lượng các tác phẩm rất là cao, tinh thần của các bạn nghệ sĩ cũng rất nhiệt huyết. Đa phần là các bạn trẻ nhưng góc nhìn lại vô cùng sâu xa và đợt này các bạn lại đưa các chất liệu đặc biệt hơn, mang tính chất media và kỹ thuật số, một chút sắp đặt mang tính thị giác rất lớn cho người xem ngoài và cả người chuyên môn".
Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, những năm qua, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 và những biến động của thế giới, đời sống mỹ thuật Việt Nam đã có những chuyển biến trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thế giới với tư duy sáng tạo mới trong quan điểm sáng tác nghệ thuật của các nghệ sĩ trẻ. Sự trăn trở của các nghệ sĩ trẻ với các vấn đề của cuộc sống xã hội đương đại được gửi gắm vào tác phẩm, công chúng yêu nghệ thuật có cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật đương đại.
Ban Tổ chức đã lựa chọn 27 tác phẩm, bộ tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng. Ba giải Nhất được trao cho các tác phẩm: “Mẹ tôi” của Vàng Hải Hưng, thể loại hội họa; “Suốt” của Phạm Thùy Dương, thể loại sắp đặt; “Sau cơn mưa” của Bùi Thị Yến Vy, thể loại đồ họa. Ban Tổ chức trao 4 giải Nhì, 9 giải Ba, 11 giải Khuyến khích và 2 giải thưởng tác phẩm là đồ án tốt nghiệp.
Là sân chơi để tôn vinh các tài năng trẻ trong nền mỹ thuật đương đại, Festival Mỹ thuật trẻ được tổ chức hai năm một lần, luôn là nơi gặp gỡ sôi nổi của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ đồ họa; phản ánh sự phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại cũng như đời sống mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Sự kiện không chỉ tôn vinh những tài năng trẻ mà còn là cầu nối đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ trẻ giới thiệu những tác phẩm đặc sắc, phản ánh những góc nhìn mới mẻ, sáng tạo và những suy tư về xã hội, con người và văn hóa đương đại.
Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ” là hoạt động ý nghĩa, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống, di sản đặc sắc và các loại hình dịch vụ đa dạng của địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.
Hãng tin BBC (Anh) vừa công bố danh sách “100 phụ nữ truyền cảm hứng nhất năm 2024” tôn vinh những cá nhân xuất sắc đã vượt qua thử thách và có đóng góp tích cực làm thay đổi thế giới. Trong danh sách này, nữ đạo diễn Xuân Phượng, 95 tuổi, được vinh danh vì những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Trong Festival Mỹ thuật trẻ năm 2024 này, hơn 1.000 tác phẩm gửi về tham gia, là sự hưởng ứng đông đảo nhất từ trước đến nay, cho thấy sức sáng tạo không ngừng của những người trẻ làm mỹ thuật.
Bền bỉ với đề tài về hoa, họa sĩ Nguyễn Thị Mỹ đã ghi dấu ấn với những tác phẩm hội họa tinh tế. Tại khai mạc triển lãm tranh lần thứ 7 với chủ đề “Bốn mùa hoa”, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Mỹ một lần nữa thổi hồn cho hoa một đời sống tinh thần, có phẩm chất, tâm hồn và tính cách riêng.
Lấy cảm hứng từ hệ thống 5 tuyến tàu điện mặt đất của Hà Nội xưa, mô hình tuyến tàu điện số 6 được dựng tại phố Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, chính thức đi vào vận hành cuối tuần qua trong không gian đặc trưng của thời kỳ bao cấp, đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Là trung tâm chính trị và văn hóa của Thủ đô, quận Ba Đình không chỉ nổi bật với các công trình lịch sử, di tích văn hóa mà còn là nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện đại.
0